Vấn đề về hô hấp: Ngáy có thể gây ra chứng ngưng thở khi ngủ, khiến bạn khó thở và thức giấc nhiều lần trong một đêm. Bạn có thể không nhớ nhưng sẽ cảm thấy chệnh choạng vào ngày hôm sau. Ngoài ra, dị ứng mũi và hen suyễn cũng có thể cản trở việc thở của bạn. Những người mắc các vấn đề này thường xuyên rối loạn giấc ngủ vì khó thở, thở khò khè và ho, đặc biệt nặng hơn vào ban đêm do sức đề kháng của đường hô hấp giảm. Ảnh: Nypost. |
Sa sút trí tuệ: Theo Webmd, cùng việc mất trí nhớ, bệnh Alzheimer và các dạng sa sút trí tuệ khác có thể ảnh hưởng giấc ngủ của người bệnh. Họ có thể cảm thấy lo lắng, bồn chồn hoặc hung hăng vào khoảng thời gian trước khi ngủ, bắt đầu lạc nhịp, lắc lư hoặc thậm chí đi lang thang. Đôi khi hành vi này giảm dần, nhưng cũng có khi khiến người bệnh không ngủ cả đêm. Ảnh: Menshealth. |
Tiểu đường: Các bệnh nhân tiểu đường thường không thể ngủ yên giấc vì những biến động đường trong máu, đổ mồ hôi đêm và nhu cầu đi tiểu thường xuyên. Điều này khiến giấc ngủ gián đoạn vào ban đêm. Cách đơn giản để ngăn chặn vấn đề này là bạn nên đi vệ sinh trước khi ngủ và không uống bất kỳ loại nước nào 2-3 giờ trước đó. Ảnh: Medrechospital. |
Đau viêm mạn tính: Các bệnh đau viêm mạn tính như viêm khớp, đau cơ xơ... khiến người bệnh khó chịu và không thể ngủ, dễ bị thức giấc giữa đêm do những cơn đau hành hạ. Thêm vào đó, những người bị viêm khớp thường phải thay đổi vị trí nằm ngủ, khó ngủ lại, sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải vào ngày hôm sau. Ảnh: Patways. |
Bệnh tim mạch: Động mạch vành và suy tim xung huyết là 2 vấn đề tim mạch ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ. Động mạch vành có thể gây đau ngực, nhịp tim bất thường, gây đau tim trong khi bạn đang ngủ. Trong khi đó, suy tim sung huyết xảy ra khi khả năng bơm máu của tim bị suy yếu, làm cho máu chảy ngược và gia tăng áp lực lên mạch máu. Điều này khiến dịch máu dư thừa tràn ra tất cả bộ phận của cơ thể, tích tụ xung quanh phổi khi bạn nằm, gây khó thở và làm gián đoạn giấc ngủ ban đêm. Ảnh: Medicalnewstoday. |
Trầm cảm: Mất ngủ là một trong những triệu chứng phổ biến và nghiêm trọng của bệnh trầm cảm. Cảm giác lo lắng, khó chịu kéo dài cũng khiến người bệnh tỉnh táo, tinh thần không thư giãn, khó chìm vào giấc ngủ. Ảnh: Healthnews24seven. |
Rối loạn ăn uống: Suy dinh dưỡng, giảm cân quá mức hoặc ăn uống vô độ là những tình trạng rối loạn ăn uống ảnh hưởng giấc ngủ của con người. Chứng biếng ăn khiến cơ thể yếu ớt, cân nặng thấp, thời gian của giấc ngủ REM (giấc ngủ sâu) ít hơn bình thường. Ngoài ra, ăn uống vô độ khiến hệ tiêu hóa hoạt động quá mức và phải làm việc suốt đêm, khiến giấc ngủ không sâu, trọn vẹn. Ảnh: Thespec. |