Sán lá gan có thể xâm nhập cơ thể khi ăn:
Theo PGS, TS Nguyễn Xuân Ninh, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, người ăn các món cá sống hoặc chưa nấu chín sẽ mang theo sán lá gan vào cơ thể. Đặc biệt, khi ăn thủy sản nước ngọt như cá, tôm, ốc, các loại dễ nhiễm ký sinh trùng do môi trường sống ô nhiễm. |
Bộ phận nào của cá dễ bị nhiễm các loại độc tố và vi sinh vật sống dưới nước?
Trứng cá, ruột cá, mật cá là bộ phận dễ bị nhiễm các loại độc tố và vi sinh vật sống dưới nước hoặc ký sinh trùng như trứng sán, trứng giun và giun xoắn. Do đó, nếu ăn ruột cá, bạn phải rửa thật sạch bằng muối, nấu chín, tránh nguy cơ mắc bệnh ký sinh trùng. |
Không nên để bộ phận này của cá bắn vào mắt:
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, mật cá cung cấp các men, enzyme, song cũng chứa rất nhiều độc tố như tetrodotoxin, tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi. Ăn mật cá có thể bị trúng độc, sốc nhiễm khuẩn, chảy máu cấp thậm chí tử vong. Lưu ý, khi chế biến nên tránh làm vỡ mật cá, tránh để dịch mật cá bắn vào mắt. |
Bạn có thể bị ngộ độc cấp tính như rối loạn tiêu hóa, đầy hơi khi ăn...
Bác sĩ Trần Văn Ký, chuyên gia về vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn Thực phẩm Việt Nam, cho biết thịt cá chết khi phân hủy sẽ sinh ra các độc tố. Người ăn phải loại cá ngày có thể bị ngộ độc cấp tính như rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy... |
Người mắc bệnh nào nên hạn chế ăn cá?
Người bị gout nên hạn chế ăn cá khi đói để tránh làm bệnh thêm trầm trọng. Nguyên nhân là ăn cá khi bụng rỗng sẽ làm tăng lượng purine chuyển hóa thành dạng axit uric, một loại axit làm tổn thương ở mô, dẫn đến bệnh gout. |
Đang uống thuốc ho, kháng sinh liều cao không nên ăn cá?
Người ho lâu ngày và phải dùng thuốc điều trị không nên ăn cá, đặc biệt là cá biển, để tránh bị dị ứng. Cá biển có chứa nhiều histamine, khi được nạp vào cơ thể quá nhiều có thể gây dị ứng, không có lợi cho sức khoẻ. Sử dụng thuốc ho hay các thuốc kháng sinh liều cao cũng không nên ăn cá vì có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. |
Người có cơ quan nào bị tổn hại nghiêm trọng cần tránh ăn cá?
Thực phẩm nhóm cá có hàm lượng protein phong phú, hấp thụ quá nhiều sẽ tăng thêm gánh nặng cho gan, thận. Người có chức năng gan thận tổn hại nghiêm trọng nên ăn cá theo định lượng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. |
Dị ứng cá ngừ sẽ có những biểu hiện nào?
Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn, khoa Dinh Dưỡng và Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết dị ứng cá ngừ có nhiều triệu chứng khác nhau, tùy mức độ nghiêm trọng mà bệnh nhân gặp phải. Trường hợp nhẹ gây phát ban, nổi mề đay, ngứa, sưng đỏ mặt, môi, có thể buồn nôn, tiêu chảy. Nặng hơn, bệnh nhân sốc phản vệ gây ngừng thở, nhịp tim nhanh, tụt huyết áp và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. |