1. Nhúng tay vào mọi chuyện của con: Một nghiên cứu do giáo sư Jelena Obradović tại Đại học Stanford (Mỹ) công bố vào năm 2021 nêu rằng việc cha mẹ nhúng tay quá nhiều vào các hoạt động của con sẽ khiến đứa trẻ nản lòng hoặc mất tập trung khi làm việc đó. Ngoài ra, đứa trẻ cũng có nguy cơ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc khi lớn lên do từ bé, các em đã mất đi cơ hội để kiểm soát sự tập trung, hành vi và xảm xúc của bản thân. Do đó, cha mẹ nên để con làm người "dẫn đầu" trong những hoạt động phù hợp với lứa tuổi. Khi đó, các em có thể được rèn kỹ năng tự điều chỉnh và hình thành tính độc lập. |
2. "Giành" việc nhà với con: Trong sự kiện TED Talks, bà Julie Lythcott-Haims, tác giả cuốn How to Raise an Adult, nhấn mạnh rằng "nếu trẻ không rửa bát, điều đó có nghĩa là người khác đang làm thay chúng". Bà Lythcott-Haims tin rằng những đứa trẻ biết làm việc nhà khi lớn lên sẽ trở thành người có thể phối hợp tốt với đồng nghiệp, biết đồng cảm và đặc biệt là có thể làm việc độc lập mà không bị lệ thuộc vào người khác. |
3. Từ chối dạy kỹ năng xã hội cho con: Một nghiên cứu kéo dài 20 năm của Đại học Duke và Đại học Pennsylvania (Mỹ) chỉ ra rằng những đứa trẻ có năng lực xã hội có thể hợp tác với người khác mà không cần nhắc nhở. Các em cũng biết giúp đỡ, thấu hiểu cảm xúc của người khác và có thể tự mình giải quyết vấn đề. Ngoài ra, những đứa trẻ này có nhiều khả năng lấy được bằng đại học và kiếm việc toàn thời gian tốt hơn những người có kỹ năng xã hội hạn chế, theo Business Insider. |
4. Đặt kỳ vọng quá cao: Khi sử dụng dữ liệu khảo sát với 6.600 trẻ em sinh năm 2001, giáo sư Neal Halfon của Đại học California (Mỹ) và đồng nghiệp phát hiện rằng kỳ vọng mà cha mẹ đặt ra cho con ảnh hưởng rất lớn đến thành tích học tập của chúng. Cụ thể, khoảng 57% đứa trẻ được cha mẹ mong đợi vào đại học lại có thành tích học khá kém. Các giáo sư nêu rằng cha mẹ mong con vào đại học dường như sẽ hướng con đi theo mục tiêu đó, bất kể thu nhập bất ổn hay sức học của con không đủ tốt. |
5. Truyền năng lượng tiêu cực cho con: Trong một nghiên cứu được công bố trên Washington Post vào năm 2022, nhà xã hội học Kei Nomaguchi tại Đại học Bowling Green State (Mỹ), nêu rằng sự căng thẳng của phụ huynh có thể gây ảnh hưởng xấu đến trẻ. Hiện tượng này được gọi là "lây lan cảm xúc", giống như việc lây ốm cho người khác. Theo đó, nếu cha mẹ hạnh phúc, đứa trẻ cũng sẽ hạnh phúc theo. Trái lại, cha mẹ có cảm xúc tiêu cực, lối sống u ám, cuộc sống của đứa trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi những sắc thái như vậy. |
6. Cho rằng thành công là nhờ thông minh vốn có: Nhà tâm lý học Carol Dweck của Đại học Stanford (Mỹ) nêu rằng con người có hai kiểu tư duy là tư duy bảo thủ (fixed mindset) và tư duy phát triển (growth mindset). Tư duy bảo thủ sẽ cho rằng trí thông minh, khả năng sáng tạo là những thứ cố định và không thể thay đổi, thành công cũng là nhờ thông minh vốn có chứ không thể nhờ sự nỗ lực, phấn đấu. Trong khi đó, tư duy phát triển lại rất coi trọng sự thử thách và tin rằng thất bại không phải do kém thông minh, mà đó là bàn đạp để tiến xa hơn. Điều quan trọng là cha mẹ cần giúp con hình thành tư duy phát triển thay vì tư duy bảo thủ. Ví dụ, nếu trẻ được nói rằng các em đạt điểm cao nhờ thông minh bẩm sinh, điều đó sẽ tạo ra tư duy bảo thủ khiến các em chủ quan, ỷ lại. Còn nếu được dạy rằng các em thành công nhờ nỗ lực, trẻ sẽ dần hình thành tư duy phát triển để phát triển hơn trong tương lai xa. |
Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.
Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.