Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Những người luôn tin mình gặp bất hạnh

Nhiều người mắc hội chứng luôn lo lắng, hoài nghi khi đang yêu. Họ cho rằng mối quan hệ có thể đổ vỡ bất cứ lúc nào nên không ngừng kiểm soát, tra hỏi đối phương.

Nhiều người có xu hướng lý tưởng hóa các mối quan hệ yêu đương. Nhưng thực tế cho thấy tình yêu luôn có sự thăng trầm. Nếu bạn ở trong một mối quan hệ mà bản thân luôn quay cuồng với sự nghi ngờ, bất an và phải xoay sở để tìm cách giữ chân nửa kia, bạn có thể đang mắc hội chứng lo lắng khi yêu.

Dana McNeil, người sáng lập The Relationship Place, trung tâm tư vấn ở thành phố San Diego, Mỹ, cho biết những người mắc căn bệnh lo âu này không bao giờ tin rằng họ đang trải qua khoảng thời gian tốt đẹp khi yêu.

Ngược lại, họ luôn bất an, lo sợ nửa kia không hài lòng hoặc có hành động lừa dối.

Instyle đã làm việc cùng McNeil và các chuyên gia tâm lý khác để chỉ ra những dấu hiệu và cách hạn chế sự lo lắng khi yêu.

Lo âu trong mối quan hệ là gì?

Lo lắng về mối quan hệ là khi bạn cảm thấy mọi thứ trong chuyện tình cảm thường không suôn sẻ, ngay cả khi không có bằng chứng nào cho thấy đối phương hết tình cảm hoặc gian dối.

McNeil cùng nhiều chuyên gia khẳng định đây là cảm giác rất phổ biến.

"Đôi khi mọi thứ đang diễn ra rất tốt đẹp, bạn vẫn lo sợ mối quan hệ trở nên tồi tệ bất cứ lúc nào. Bạn luôn trong trạng thái cảnh giác, muốn theo dõi, kiểm soát để tránh tình yêu đi lệch hướng", McNeil nói.

Và chỉ cần một vấn đề nhỏ xuất hiện, sự lo lắng ngay lập tức khiến bạn hoảng loạn, mất niềm tin.

"Bạn cũng có thể mắc phải những kiểu suy nghĩ ám ảnh và hành vi cưỡng chế như theo dõi vị trí của người ấy hoặc liên tục đặt những câu hỏi như 'anh có thực sự yêu tôi không?' hoặc 'anh sẽ rời bỏ tôi đúng không?'. Đó là những 'red flag' (báo động đỏ) của sự lo lắng trong mối quan hệ”, Lauren Cook, nhà tâm lý học tại San Diego, Mỹ, cho biết.

Hội chứng này còn biểu hiện bằng việc bạn thường xuyên phải kiểm tra tâm trạng của đối phương, lo lắng nửa kia không thực sự hạnh phúc, buồn bã hay tức giận... Bạn làm điều này nhằm tìm kiếm sự kết nối và trấn an nỗi lo của chính mình.

Sự lo lắng đến từ đâu?

Xác định nguyên nhân của sự lo lắng trong tình yêu có thể giúp bạn hiểu và giải quyết vấn đề dễ dàng hơn. Một vài lý do mà các chuyên gia đưa ra như: bạn đang đấu tranh với các hội chứng lo sợ khác hoặc bị ảnh hưởng bởi những tổn thương trong quá khứ.

tinh yeu anh 1

Có nhiều lý do khiến một người mắc hội chứng lo lắng khi yêu. Ảnh minh họa: Ketut Subiyanto/Pexels.

Mắc các hội chứng tâm lý: Nếu bạn phải vật lộn với các hội chứng tâm lý nói chung như chứng rối loạn lo sợ chia ly và chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)..., khả năng cao bạn có thể phải đối mặt với chứng lo âu khi yêu.

Tình yêu là mối quan hệ không hoàn toàn chắc chắn. Ngay cả với những đôi đã kết hôn, sự ràng buộc đó vẫn không đảm bảo tuyệt đối cho họ. Vì thế, nhiều người muốn có quyền kiểm soát và tự đưa ra dự đoán về sự chia ly để phòng thủ tâm lý trước.

Ám ảnh do tổn thương trong quá khứ: Tyler Jamison, phó giáo sư tại Đại học New Hampshire, khoa Nghiên cứu gia đình và Phát triển con người, cho rằng có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn khác như: bạn bị ám ảnh từ quá khứ thiếu thốn sự chăm sóc, đến khi trưởng thành, bạn sẽ có cảm giác lo lắng, sợ hãi, căng thẳng nếu mất đi ai đó.

Những tình huống bị lừa dối trong quá khứ, ở trong một mối quan hệ độc hại hoặc đột ngột mất đi người thân yêu cũng có thể khiến bạn mắc hội chứng lo âu khi bắt đầu yêu lại.

Làm sao để giải quyết?

Theo các chuyên gia, bạn nên chọn cách đối diện với cảm giác lo sợ bất cứ khi nào điều đó xảy ra, ví dụ như khi người ấy không nhắn tin hoặc từ chối một cuộc hẹn vì bận đột xuất...

Ngoài ra, bạn cần nắm một số cách giải quyết triệt để vấn đề như sau:

tinh yeu anh 2tinh yeu anh 3
tinh yeu anh 4

Tìm hiểu thêm về nhau để biết mình và đối phương cần gì. Ảnh minh họa: Yulia Polyakova/Pexels.

Sẵn sàng khắc phục

Nếu bạn hoặc đối phương là người có xu hướng luôn lo lắng khi ở trong mối quan hệ, hai bạn có thể cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về hội chứng này.

Việc sẵn sàng, chủ động tìm hiểu là bước đầu tiên để bạn khắc phục vấn đề.

"Tôi có rất nhiều khách hàng cho biết họ sẵn sàng chia sẻ với đối phương về sự căng thẳng của họ. Từ đó, cả hai tìm đến những quyển sách để đọc về triệu chứng lo âu và tìm cách giải quyết phù hợp", cô nói.

Ngoài việc tìm hiểu về bản thân, nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng chỉ cần bạn ở trong mối quan hệ ổn định, lành mạnh trong một thời gian dài, đó có thể là liều thuốc giải để vượt qua sự lo lắng khi yêu.

tinh yeu anh 5tinh yeu anh 6
tinh yeu anh 7

Tự đặt ra những câu hỏi cho bản thân giúp bạn nắm chắc sự thật. Ảnh minh họa: Liza Summer/Pexels.

Chỉ xem xét vấn đề khi bình tĩnh

Niro Feliciano, nhân viên xã hội, nhà trị liệu tâm lý, tác giả của cuốn sách This Book Won't Make You Happy, cho rằng bạn nên xem xét tổng thể mối quan hệ, thay vì phụ thuộc vào cảm xúc cá nhân trong một thời điểm nhất định như lúc nghi ngờ hay nóng giận.

Lo lắng, bất an có thể khiến bạn bóp méo sự thật và phóng đại những điều tiêu cực. Chuyên gia tâm lý này khuyên bạn nên tự hỏi bản thân những câu hỏi để kiểm tra thực tế như:

  • Đối phương đã làm gì để chứng minh tình yêu của họ dành cho bạn?
  • Người ấy đã làm gì để chứng tỏ đây là mối quan hệ an toàn?
  • Người ấy đã làm gì để khiến bạn phải ngờ vực, mất lòng tin?

"Việc xem xét lại các dữ kiện có thể giúp bạn phân biệt thực tế với những luồng suy nghĩ lo lắng đang chạy quanh đầu", Feliciano giải thích.

tinh yeu anh 8tinh yeu anh 9
tinh yeu anh 10

Đừng để bạn là người bị động, phụ thuộc trong tình yêu. Ảnh minh họa: Anna Shvets/Pexels.

Làm chủ mối quan hệ

"Khi lo lắng, chúng ta thường phụ thuộc hoàn toàn vào tâm trạng, cách đối xử của người khác. Thay vào đó, hãy chọn làm chủ mối quan hệ của bạn", Cook nói.

Cô khuyến khích những ai đang phải vật lộn với sự lo âu trong tình yêu hãy tự hỏi bản thân muốn làm gì trong mối quan hệ, có muốn tiến triển thêm không, có muốn kết thúc tình yêu này vì cảm thấy không còn phù hợp hay không?

Tìm lại cảm hứng trong cuộc yêu

Nếu bạn và nửa kia gặp khó khăn trong việc gần gũi, dưới đây là những mẹo hâm nóng tình yêu đáng tham khảo.

Mạng xã hội dành cho người yêu sách

Các nền tảng dành cho người yêu sách ngày càng phát triển với nhiều tính năng khác nhau như Goodreads, Litsy, LibraryThing. Không chỉ là nơi kết nối, giao lưu, đây còn là nơi có thể giúp người dùng theo dõi thói quen đọc sách, ghi chép lại thời gian đọc hay tạo nên một không gian ảo cùng các tiện ích để người dùng vận dụng những kiến thức trong sách tổng hợp thành một bài viết.

Ket hon sau 11 nam hen ho hinh anh

Kết hôn sau 11 năm hẹn hò

0

Về chung một nhà sau hơn một thập kỷ yêu nhau, tôi hy vọng chúng tôi sẽ luôn giữ được tình yêu bền chặt, thấu hiểu nhau như hiện tại.

Mỹ Mỹ

Đồ hoạ: Yến Nhi

Bạn có thể quan tâm