Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những sai lầm khi rửa bát nhiều người mắc phải

Rửa bát thường bị coi là một việc vặt nhưng thực ra lại có thể gây ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình khi nó không được thực hiện đúng cách.

Rửa chén không sạch có thể tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm do dư lượng thực phẩm và dầu mỡ, bề mặt bẩn, chất tẩy rửa còn sót lại... Ảnh: Freepik.

Trực tiếp cầm rẻ nhúng nước rửa bát để lau những chiếc bát đĩa vừa ăn là sai lầm thường gặp. Lúc này cặn thức ăn còn sót lại trên bát đũa khá nhiều, thậm chí có chỗ bị khô cứng lại và dính chặt, làm như vậy sẽ rất dễ bỏ sót vết bẩn, vì thế mà không làm sạch được hết vi khuẩn. Những vết thức ăn còn dính lại sau khi rửa không chỉ là ổ vi khuẩn mà còn là nơi đọng lại hóa chất từ nước rửa bát.

Bạn cũng không nên vì vội rửa ngay mà nhúng những chiếc bát, đĩa còn nóng vào nước lạnh, vì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể gây biến dạng, hỏng, nứt do nguyên lý giãn nở của nhiệt, ảnh hưởng tới vẻ ngoài cũng như tuổi thọ của bát đĩa.

Không thay rẻ rửa bát thường xuyên cũng là sai lầm phổ biến. Rẻ rửa bát là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn và giẻ càng cũ thì chúng sinh sôi càng nhiều. Dù bạn có làm sạch, phơi khô rẻ thường xuyên thì cũng khó tránh được điều này.

Một số nghiên cứu đưa ra khuyến cáo mới đó là nên thay miếng rửa bát mỗi tuần một lần, thay vì mỗi tháng hay nửa tháng một lần như những khuyến cáo thông dụng trước đây.

Một sai lầm khi rửa bát rất phổ biến khác là sử dụng nước rửa bát quá nhiều so với khuyến cáo của nhà sản xuất, khiến hóa chất tẩy rửa khó bị loại bỏ hoàn toàn. Chúng sẽ lưu lại và thôi nhiễm vào thức ăn mà bạn tiêu thụ.

Thói quen tai hại ngâm bát rất lâu trước khi rửa cũng cần bị loại bỏ, đặc biệt là không được để qua đêm. Sự nguy hiểm không chỉ đến từ lượng vi khuẩn sinh sôi mà còn từ hóa chất ngấm sau vào xoong nồi, gây hại về lâu dài.

Đầu tiên, bạn nên xả nước ấm xả vào chậu để ngâm bát đĩa trong vòng 10 phút. Nước ấm hòa tan dầu và cặn thức ăn mà không ảnh hưởng tới chất lượng bát đĩa. Với xoong nồi dính nhiều dầu mỡ khó tẩy rửa, bạn có thể ngâm với nước nóng pha muối để giảm bớt độ dính. Với đồ sứ, có thể ngâm nước ấm pha dấm để dễ làm sạch và giữ được màu sắc của bát đĩa.

Sau khoảng 10 phút, các chất bẩn cứng đầu đã được làm mềm ra, lúc này chúng ta có thể dễ dàng làm sạch.

Không đổ nước rửa bát trực tiếp lên bát đĩa để tránh hóa chất lưu lại. Thay vào đó, bạn hòa nước rửa bát và nước ấm, tạo bọt rồi mới bắt đầu rửa. Hóa chất trong nước rửa bát chắc chắn vẫn còn bám trên bề mặt bát đĩa nếu bạn rửa qua loa. Hãy tráng 2 lần nước để đảm bảo bát đĩa đã được làm sạch hoàn toàn.

Luôn lau khô bát trước khi cất vào tủ. Cách này sẽ giúp bát đĩa được khô ráo, tránh hình thành nấm mốc gây ngộ độc.

Cuốn sách "Ăn thông minh, sống bình yên" của tác giả Makita Zenji giải thích về lý do càng nhiều tuổi càng cần hạn chế đường một cách nghiêm ngặt. Ngoài ra, cuốn sách cũng thông tin về các vấn đề lớn của chỉ số đường huyết; về cơ chế của các vấn đề béo phì, lão hóa và bệnh tật, cung cấp chế độ ăn uống hợp lý giúp bạn đảm bảo chỉ số đường huyết, tránh các bệnh liên quan đến đường huyết.

Tình trạng đáng sợ của nam bệnh nhân do thói quen xấu khi ăn thịt lợn

Phim chụp X-quang cho thấy một người đàn ông nhiễm hàng trăm trứng sán dây do thói quen ăn thịt lợn chưa chín kỹ.

Mẹo ăn không tăng cân dịp lễ Tết

Mâm cỗ ngày Tết thường có rất nhiều thực phẩm nhiều năng lượng. Nếu chúng ta không biết cách cân bằng chế độ ăn sẽ rất dễ tăng cân, dù đã khống chế lượng thức ăn nạp vào cơ thể.

5 triệu chứng bệnh phụ khoa mọi phụ nữ nên chú ý

Nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh phụ khoa giúp chị em được thăm khám, chẩn đoán đúng và điều trị hiệu quả, an toàn.

Cục An toàn thực phẩm

Bộ Y tế

Bạn có thể quan tâm