Mì chính là chất điều vị?
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết mì chính nằm trong danh mục các phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm từ năm 2001. Đây đơn thuần là một chất điều vị giúp người ăn cảm thấy ngon miệng hơn. |
Ở nhiệt độ nào mì chính không bị biến đổi thành chất gây hại?
PGS Nguyễn Thị Lâm cho hay nhiệt độ nấu ăn thông thường dao động trong khoảng 130-190 độ C và không vượt quá 250 độ C. Ở khoảng nhiệt độ nấu ăn này, mì chính đã được chứng minh là không bị biến đổi thành những chất gây hại cho cơ thể. |
Nguồn nguyên liệu chính được sử dụng để lên men mì chính là:
Ở Việt Nam, các nguồn nguyên liệu chính được sử dụng để lên men mì chính là tinh bột sắn (khoai mì) và mật mía. Quá trình lên men tạo ra mì chính cũng tương tự lên men sữa chua, giấm và rượu. |
Không nên tiêu thụ bao nhiêu mì chính mỗi lần?
Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, cho biết mì chính chỉ gây hại với bị người dị ứng loại gia vị này và tiêu thụ trên 3 g mỗi lần, không dùng cùng thức ăn. Tuy nhiên, lượng mì chính thông thường được thêm vào các món ăn là dưới 0,5 g. |
Mì chính không an toàn với trẻ em và phụ nữ mang thai?
Cơ quan quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ (FDA) và Hội đồng Thông tin Thực phẩm châu Âu (EUFIC) khẳng định mì chính an toàn như các loại gia vị khác khi sử dụng cho mọi lứa tuổi, gồm phụ nữ mang thai, cho con bú, và trẻ em. |
Vì sao có trường hợp bị chóng mặt khi ăn mì chính?
Theo PGS Lâm, các nhà khoa học không chứng minh được mì chính là tác nhân gây ra các triệu chứng tê mỏi, khó thở, chóng mặt, hồi hộp. Hiện tượng này được cho là do cơ địa mẫn cảm hoặc ăn quá nhiều mì chính. Trong trường hợp này, bạn nên giảm bớt lượng mì chính thường dùng. |