Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ không phải lúc nào cũng xuất hiện ngay lập tức. Ảnh: ABC News. |
Chia sẻ với trang Health Digest, bác sĩ y khoa Vincent Hsu - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm - chuyên viên kiểm soát lây nhiễm tại AdventHealth, đã chỉ ra các lầm tưởng phổ biến xung quanh bệnh đậu mùa khỉ.
Xu hướng nghĩ không cần tiêm vaccine
Bác sĩ Hsu cho biết lầm tưởng đầu tiên mà ông thường nghe là đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ đã qua và không còn nguy cơ lây nhiễm.
"Mặc dù đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ đã lắng xuống và nguy cơ lây nhiễm cũng thấp hơn, nó vẫn có những ca lây nhiễm từ người này sang người khác. Điều này dẫn đến thực trạng mọi người sẽ có xu hướng nghĩ bản thân không cần phải tiêm vaccine đậu mùa khỉ nữa. Chúng ta nên biết đợt bùng phát vẫn chưa được loại bỏ, những người có nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ cần tiêm phòng để giảm nguy cơ về sau", ông Hsu nói.
Không có triệu chứng là chưa mắc
Bác sĩ Hsu cho hay lầm tưởng mà ông thường nghe về bệnh đậu mùa khỉ là nếu một người không nhận thấy các triệu chứng sau khi họ tiếp xúc với bệnh đậu mùa khỉ, điều đó nghĩa là họ chưa mắc phải nó. Tuy nhiên, ông Hsu giải thích rằng các triệu chứng không phải lúc nào cũng xuất hiện ngay lập tức.
"Người bệnh có thể mất 3 tuần hoặc hơn để phát triển các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ. Đặc biệt, khoảng thời gian trước và trong khi các triệu chứng xuất hiện là thời điểm bạn có nguy cơ lây truyền bệnh cho người khác cao nhất", ông Hsu nhấn mạnh.
Bệnh đậu mùa khỉ không lây qua đường tiếp xúc thông thường. Ảnh: Portugal Posts English. |
Lầm tưởng về sự lây lan của bệnh đậu mùa khỉ
Bác sĩ Hsu đề cập đến những lầm tưởng liên quan đến các triệu chứng và sự lây truyền của bệnh đậu mùa khỉ. Ông cho biết mọi người thường lầm tưởng là một cá nhân không thể truyền bệnh đậu mùa khỉ nếu họ không có triệu chứng.
"Gần đây, chúng tôi đã phát hiện thêm việc lây truyền bệnh đậu mùa khỉ có thể xảy ra ngay trước khi xuất hiện các triệu chứng như sốt hoặc phát ban. Tuy nhiên, chúng tôi chưa thấy bằng chứng lây truyền nếu bạn không bao giờ phát triển triệu chứng nào sau đó", ông Hsu khẳng định.
Bệnh đậu mùa khỉ không lây qua đường tiếp xúc thông thường
Bác sĩ Hsu cho biết điều hoang đường cuối cùng mà ông thường nghe là bệnh đậu mùa khỉ có thể lây nhiễm qua việc tiếp xúc thông thường. Theo ông Hsu đây không phải là trường hợp có thể xảy ra lây nhiễm.
"Bệnh đậu mùa khỉ lây lan qua việc tiếp xúc cá nhân gần gũi, thường là da kề da và quan hệ tình dục, chứ không phải qua tiếp xúc thông thường. Mọi người cần theo dõi chặt chẽ những diễn biến mới nhất được cung cấp thông qua các nguồn đáng tin cậy như cơ quan y tế công cộng địa phương và CDC. Điều này sẽ giúp xóa bỏ những lầm tưởng và kiểm soát sự lây lan của bệnh đậu mùa khỉ", ông Hsu nói.
Bác sĩ Hsu đưa ra lời khuyên nếu bạn thuộc nhóm có rủi ro cao mắc đậu mùa khỉ, hãy chú ý đến các nguồn tiếp xúc gần. Những triệu chứng như sốt, khó chịu, nhức đầu, phát ban có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh đậu mùa khỉ. Vì vậy, bệnh nhân cần nói chuyện ngay với bác sĩ chăm sóc sức khỏe và đi xét nghiệm.
Trong những câu chuyện thù tạc bên hiên nhà chờ bữa mắm rươi, người người Hà thành đua nhau kể các bí quyết làm mắm rươi gia truyền của nhà mình. Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu đến độc giả cuốn sách Hà Thành hương xưa vị cũ do nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung chấp bút.
Cuốn sách mang tới những khảo nghiệm thú vị về văn hóa ẩm thực Hà Thành của một người Hà Nội gốc. Sách đầy ăm ắp những tư liệu cùng cảm xúc về ẩm thực Hà Nội từ những món ăn gần gũi đến những món ăn tao nhã gần như đã thất truyền.
Kỷ niệm và công đoạn làm mắm rươi cũng được tác giả tái hiện qua lời văn giàu xúc cảm. Những hình ảnh mộc mạc, không khí Hà thành ngày xưa sẽ lần lượt hiện về trong tâm trí của độc giả. Từ đó, gợi nhớ lại một thời ấu thơ gắn liền với biết bao con người tại mảnh đất nghìn năm văn hiến.