Câu 1: Người dân nước nào ăn 12 quả nho đêm giao thừa?
Theo sách “Khám phá những phong tục kỳ lạ trên thế giới”, vào đúng thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, người dân Tây Ban Nha sẽ ăn 12 quả nho để cầu may. Theo quan niệm của người dân nước này, mỗi năm có tất cả 12 tháng nên họ ăn 12 quả nho để được may mắn quanh năm. |
Câu 2: Đập vỡ chén, bát cầu may là tục đón năm mới ỏ nước nào?
Tại Đan Mạch, vào dịp năm mới, những người hàng xóm sẽ qua nhà nhau, đứng trước cửa và ném bát đĩa. Theo quan niệm của người dân nước này, nhà nào càng có nhiều đĩa vỡ càng gặp nhiều may mắn trong năm mới và chứng minh họ có nhiều bạn thân. |
Câu 3: Người Italy có quan niệm mặc đồ màu gì để cầu may?
Tại Italy, vào ngày đầu tiên năm mới, người ta quan niệm mặc đồ màu đỏ để mong có được may mắn quanh năm. Đây là tập tục có từ thời Trung cổ ở quốc gia này. Ngoài ra, người Italy còn có tục ném đồ cũ ra đường phố trong đêm giao thừa để cầu mong may mắn với mong muốn đồ cũ mất đi, đồ mới tìm đến. |
Câu 4. Ăn củ cải và đậu đen là tục đón năm mới ở nước nào?
Đây là phong tục đón năm mới ở một số bang miền Nam của nước Mỹ. Theo quan niệm của người dân nước này, ăn củ cải và đậu đen sẽ giúp họ kiếm được nhiều tiền. |
Câu 5. Người dân ở đâu đổ nước vào cửa sổ để chào đón năm mới?
Đêm giao thừa ở Cuba, tại cửa sổ mỗi nhà, mọi người đều đổ nước đến 12 giờ đêm để lấy may mắn. Khi nghe tiếng chuông nhà thờ báo hiệu năm mới vang lên, người dân bắt đầu nuốt hạt nho, hết 12 tiếng chuông thì phải nuốt được 12 hạt nho, cầu mong để được may mắn quanh năm. |
Câu 6. Săn dê núi là tục đón năm mới ở nước nào?
Tại miền Bắc Afghanistan, mỗi khi Tết đến, người ta tổ chức cuộc thi săn dê núi. Hai đội thi tranh nhau các con thú, cuộc đua tranh vô cùng cẳng thăng và kịch liệt nhưng cũng rất vui vẻ, hào hứng. |
Câu 7. Nước nào coi Tết Dương lịch là ngày đau khổ?
Ngày Tết Dương lịch ở Ấn Độ gọi là "ngày Tết đau khổ" hay "ngày Tết cấm thực". Tại nước này, ngày đầu tiên của năm mới, mọi người không được tức giận, càng không được phép nổi cáu, cãi cọ với người khác. Ở một số nơi, người dân không chúc tụng, mà ôm nhau khóc thảm thiết. Họ quan niệm rằng mỗi khi năm mới bắt đầu, tuổi thọ lại mất đi, đời người càng thêm ngắn ngủi, tiếng khóc là để bày tỏ sự xót thương, than thở cho bản thân. Có nơi, người ta sẽ nhịn ăn một ngày một đêm để chào năm mới. |