Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những thói quen gây hại dạ dày

Viêm loét dạ dày là bệnh đường tiêu hóa phổ biến. Ngoài bệnh lý ra thì thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày cũng ít nhiều gây ảnh hưởng đến dạ dày.

Dạ dày không khỏe mạnh sẽ gây báo động lên hệ miễn dịch của cơ thể. Ảnh: Unsplash.

Dạ dày là cơ quan lớn nhất của hệ thống ống tiêu hóa, có nhiệm vụ chứa thức ăn, nghiền nát, chuyển hóa một phần các thức ăn thành chất dinh dưỡng chuẩn bị quá trình hấp thu đi nuôi cơ thể. Dạ dày khi khỏe mạnh sẽ giúp hệ miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh.

Chức năng của dạ dày

Chức năng tiêu hoá

HCl trong dạ dày có tác dụng hoạt hóa những men tiêu hóa đồng thời giúp điều chỉnh việc đóng mở môn vị và kích thích tụy bài tiết dịch. Loạt chất nhầy đóng vai trò trong việc bảo vệ lớp niêm mạc không bị tổn thương do sự tấn công của dịch vị. Dạ dày còn sản xuất secretin, đây là nội tiết tố kích thích bài tiết dịch tụy.

Chức năng vận động

Trương lực dạ dày, áp lực trong lòng dạ dày nằm trong khoảng 8-10 cm H2O. Khi dạ dày ở trong trạng thái đầy, thì trương lực sẽ giảm đi một phần. Mức trương lực sẽ tăng lên cao nhất khi dạ dày ở trạng thái rỗng và không có gì để thực hiện việc co bóp.

Chức năng bài tiết

Trung bình một ngày dạ dày của chúng ta bài tiết 1-1,5 lít dịch vị, protein của huyết tương (đặc biệt là albumin, globulin miễn dịch), các enzym pepsinogen và pepsin, glycoprotein, yếu tố nội sinh (glycoprotein chứa ít glucid) và acid.

Chức năng nhu động

Quá trình thức ăn đi vào dạ dày mất khoảng 5-10 phút sau dạ dày mới bắt đầu có nhu động. Kết quả của chức năng nhu động trong dạ dày là giúp quá trình nhào trộn thức ăn cùng với dịch vị được diễn ra đồng thời nghiền nhỏ thức ăn và tống thẳng xuống ruột

Những thói quen gây hại dạ dày

Nhịn ăn sáng

Nhiều người bỏ bữa sáng lâu ngày thành thói quen, dạ dày quen dần và không còn cả cảm giác đói nhưng thực tế niêm mạc vẫn âm thầm bị tổn thương. Nếu không ăn sáng, dạ dày trống rỗng trong khi dịch vị vẫn bài tiết liên tục khiến lượng axit tăng cao, độ pH dạ dày thấp, kích thích co bóp.

Thức khuya

Buổi tối là khoảng thời gian dạ dày nghỉ ngơi hỗ trợ phục hồi và tái tạo các tế bào niêm mạc. Thức khuya kèm tâm trạng lo lắng, căng thẳng khiến cơ quan này tăng tiết dịch vị, dẫn đến buồn nôn, chướng bụng, đau quặn bụng.

Thói quen ăn đêm

Ăn đêm tạo gánh nặng cho hệ thống tiêu hóa, lâu dần làm suy giảm chức năng hoạt động của các cơ quan, tăng nguy cơ béo phì, mắc bệnh tim mạch và đột quỵ, giảm chất lượng giấc ngủ, trào ngược axit, viêm loét dạ dày, tăng huyết áp.

Lạm dụng thực phẩm cay nóng, ăn quá mặn, nhiều dầu mỡ

Capsaicin có trong ớt làm niêm mạc thực quản, dạ dày và ruột sưng tấy, khiến bệnh trầm trọng hơn. Thực phẩm nhiều dầu mỡ chứa lượng chất béo cao khó tiêu hóa, là tác nhân gây chướng bụng, chậm tiêu, đầy hơi, buồn nôn ở người bệnh viêm loét dạ dày.

Chế độ ăn mặn nhiều muối có thể ảnh hưởng dạ dày, nhất là ở người nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP). Nó cũng kích thích viêm trên thành dạ dày khiến cơ quan này nhạy cảm hơn, tăng khả năng hình thành khối u ác tính.

Uống nhiều rượu, bia, đồ uống chứa cồn

Đồ uống này kích thích dạ dày tiết nhiều axit hơn. Sử dụng rượu bia quá nhiều hoặc trong thời gian dài gây kích ứng và tổn thương niêm mạc dạ dày, ruột, làm chậm quá trình liền ổ loét, từ đó gây ra các biến chứng chảy máu.

thoi quen hai da day anh 1

Uống nhiều bia rượu và ăn đồ dầu mỡ là một trong các lý do gây hại dạ dày. Ảnh: Unsplash.

Hút thuốc lá, thuốc lào

Khói thuốc lá có hơn 7.000 thành phần độc chất, trong đó có đến 60 loại tác nhân sinh đột biến và ung thư. Các hóa chất này gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa như thực quản, dạ dày, làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP, dẫn đến tổn thương viêm mạn tính, hình thành các ổ loét, nguy cơ ung thư thực quản, dạ dày.

Lạm dụng thuốc

Các loại thuốc giảm đau, chống viêm được sử dụng phổ biến và dễ dàng mua tại các hiệu thuốc. Các thuốc này làm giảm các yếu tố bảo vệ, chất nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày, dẫn đến tổn thương, kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa.

Khi hàng rào bảo vệ bị suy yếu, các yếu tố gây hại khác như vi khuẩn HP dễ dàng tấn công làm dạ dày tổn thương, viêm loét.

Căng thẳng trong thời gian dài

Làm việc quá sức khiến cơ thể kiệt sức, giảm sức đề kháng, chức năng bảo vệ của niêm mạc yếu dần. Căng thẳng liên tục kéo dài gây rối loạn cơ chế hệ thần kinh ở dạ dày, giảm nhu động, lưu lượng máu và chất nhầy.

Khi dạ dày có vấn đề, người bệnh nên đi khám và tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Để phòng tránh triệu chứng tiến triển nặng, người bệnh cần sinh hoạt điều độ, ăn uống khoa học. Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả, lợi khuẩn probiotic, vitamin C, kẽm, selenium (selen) trong bữa ăn hàng ngày. Tránh rượu bia, thuốc lá. Rửa tay bằng xà phòng và kiểm soát căng thẳng, giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ.

Khi hơi thở hóa thinh không

Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y

Sau Covid-19, WHO định nghĩa lại bệnh 'lây qua không khí'

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa khái niệm chung về bệnh lây qua đường không khí, nhằm tránh lặp lại hiểu lầm tương tự thời điểm đầu đại dịch Covid-19.

https://suckhoedoisong.vn/nhung-thoi-quen-gay-hai-da-day-169240418112726357.htm

Bác sĩ Vũ Tú / Sức khỏe và Đời sống

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm