Dưới đây là những loại thực phẩm ăn càng nhiều càng không tốt cho sức khỏe mà bạn tuyệt đối cần hạn chế hoặc tránh xa.
Thịt đỏ, hàu và đậu trắng
Đây là 3 loại thực phẩm có chứa hàm lượng sắt dồi dào, có vai trò quan trọng trong quá trình cung cấp oxy tới các cơ. Cơ thể thiếu sắt có thể dẫn tới mệt mỏi, ngược lại, thừa sắt có thể dẫn tới suy gan.
Dĩ nhiên, bất kỳ ai trong chúng ta đều cố gắng bổ sung chất sắt trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Vì vậy, tình trạng thừa sắt rất hiếm xảy ra nếu như nguồn cung cấp sắt duy nhất của bạn là thực phẩm.
Nhưng nếu bạn đang sử dụng thuốc bổ sung chất sắt, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng, tránh gây hại tới sức khỏe.
Để cơ thể luôn khỏe mạnh, bạn nên hạn chế những thực phẩm này. Ảnh: VTC. |
Đồ ngọt và nhiều đường
Hầu hết mọi người chỉ biết rằng ăn đồ ngọt thường xuyên khiến chúng ta tăng cân.
Ăn nhiều đồ ngọt có thể bị gan nhiễm mỡ. Trên thực tế, nó cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của gan và gây ra một số bệnh về gan. Quá nhiều đường, phần còn lại sẽ chuyển hóa thành mỡ và tích trữ trong gan, gây gánh nặng chuyển hóa cho gan. Đồng thời, tích tụ mỡ có thể gây béo phì, và béo phì là nguồn gốc của nhiều bệnh tật, trong đó có gan nhiễm mỡ.
Thịt chế biến sẵn
Xúc xích, thịt xông khói hay sandwich là những món ăn nhanh rất được ưa chuộng. Thế nhưng, lý do chúng góp mặt trong danh sách này là chúng thực sự rất hại cho sức khỏe.
Thịt chế biến sẵn ăn rất ngon, dễ gây nghiện, nhưng một nghiên cứu mới công bố của WHO khẳng định có mối liên hệ giữa việc ăn nhiều thịt chế biến sẵn với ung thư trực tràng.
Trong danh sách những loại thực phẩm chế biến sẵn bị báo động đỏ không chỉ có xúc xích và thịt xông khói mà còn có cả thịt muối, thịt nguội... Bạn nên tránh hoặc hạn chế ăn.
Gạo lứt
Gạo lứt chứa hàm lượng tinh bột phức hợp dồi dào, đồng nghĩa với việc đây là loại thực phẩm rất bổ dưỡng. Tuy nhiên, loại gạo này có khả năng hấp thụ asen tự nhiên trong đất và nước cũng như các kim loại nặng tốt hơn so với gạo tinh chế.
Được biết, asen là một chất gây ung thư và hiện tại chưa có ngưỡng an toàn cho asen trong thực phẩm. Nhưng các chuyên gia cho rằng bạn không cần phải loại bỏ hoàn toàn gạo lứt ra khỏi khẩu phần ăn.
Thay vào đó, bạn nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt khác nhau. Gạo lứt sẽ thật sự tốt cho sức khỏe nếu ăn một lần trong thời gian dài chứ không phải ăn hàng ngày.
Thức ăn nhiều chất béo
Gan là trung tâm vận chuyển chất béo. Sau khi tiêu hóa và hấp thụ, một phần chất béo đi vào gan, và sau đó được chuyển hóa thành mỡ trong cơ thể để lưu trữ. Khi bạn đói, chất béo dự trữ trong cơ thể được vận chuyển đến gan và sau đó được phân hủy.
Ăn quá nhiều đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo dễ dẫn đến rối loạn chuyển hóa mỡ, khiến mỡ tích tụ trong gan hình thành gan nhiễm mỡ.
Đồ đóng hộp không phải loại thực phẩm tốt nếu sử dụng thường xuyên. Ảnh: VTC. |
Thực phẩm đóng hộp
Đồ hộp khá tiện lợi trong việc mang theo để ăn uống mỗi khi ra ngoài. Tuy nhiên, đây không phải loại thực phẩm tốt nếu sử dụng thường xuyên. Bên trong các vỏ hộp đều chứa một hợp chất độc hại là BPA, có thể ngấm vào thức ăn bên trong sau một thời gian nhất định.
Người ta nghi ngờ BPA có thể can thiệp vào nồng độ hormone bên trong cơ thể và gây ra những bệnh như béo phì hay dậy thì sớm.
Nước ngọt
Nước ngọt có hàm lượng đường cao chót vót sẽ làm tăng đường huyết của cơ thể. Theo thời gian, nó khiến cơ thể kháng insulin và phát triển thành bệnh tiểu đường. Hiển nhiên, nước ngọt cũng không thể giúp bạn có được vòng eo hoàn hảo vì dễ dàng khiến bạn tăng cân, béo phì.
Mỳ ăn liền
Mỳ ăn liền là món ăn quen thuộc hàng ngày, nhưng nó lại là thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Mỳ chứa hàm lượng calo nhiều nhưng dinh dưỡng thì không có, hàm lượng sodium cũng là một chất có hại cho sức khỏe con người.
Bánh gạo
Bánh gạo được biết đến là không có chất béo, không có chất xơ, rất ít vitamin và khoáng chất cũng không cung cấp bất kỳ chất dinh dưỡng nào cho cơ thể. Thành phần của bánh gạo chứa đầy muối và hương liệu nhân tạo. Ăn quá nhiều bánh gạo cũng là một cách đối xử tàn tệ với sức khỏe mà nhiều người mắc phải.
Ăn uống khoa học không còn là vấn đề xa lạ với mọi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ thời điểm và loại thức ăn phù hợp để áp dụng. Mục Sức khỏe giới thiệu đến độc giả cuốn sách Ăn gì, khi nào - tác giả Michael CrupainMichael RoizenTed Spiker.
Cuốn sách khám phá điểm giao thoa giữa “ăn cái gì” và “ăn khi nào”, phân tích tỉ mỉ cách thức những thực phẩm lành mạnh nhất tương tác với cơ thể bạn tùy thuộc vào thời điểm bạn ăn chúng, từ đó đưa ra một kế hoạch chi tiết giúp bạn có phương án ăn uống tối ưu mỗi ngày.