Loại thực phẩm nào chứa axit cyanhydric (HCN) có thể gây ngộ độc nặng?
PGS.TS Trần Đáng (nguyên Cục trưởng Vệ sinh An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế) cho biết trong sắn chứa axit cyanhydric (HCN) có độc tính tương đối cao, gây ngạt và thiếu oxy tế bào. HCN chủ yếu tồn tại trong lá, vỏ cây và củ. Tuy nhiên, hàm lượng HCN trong sắn khác nhau, phụ thuộc giống. |
Chế biến sắn như thế nào để loại bỏ độc tố?
Theo PGS Trần Đáng, để tránh ngộ độc, người dân cần bóc vỏ sắn, ngâm nước, luộc kỹ, đồng thời mở vung khi sôi. Bạn tuyệt đối không ăn hoặc luộc sắn còn cả vỏ. Đó là cách xử lý với sắn tự trồng. Sắn mọc hoang ở những vùng có cây độc, chúng ta phải cẩn thận hơn. |
Thực phẩm này chứa chất độc có thể gây nôn mửa, tiêu chảy:
Theo New York Times, khoai tây chứa chất solanine, chất độc tự nhiên có thể khiến người bệnh nôn mửa, tiêu chảy, tim ngừng đập, thậm chí gây nguy hiểm tính mạng. |
Loại khoai tây nào có chứa chất độc solanine?
PGS.TS Trần Đáng khuyến cáo người dân tuyệt đối không ăn khoai tây đã mọc mầm hoặc củ có màu xanh vì chứa solanine. Khi quá già, tinh bột trong khoai được chuyển thành đường. Chúng biến đổi thành các alcaloit gọi là solanine và chaconine-alpha, tập trung trong thân, lá, mầm, vỏ của củ. |
Gạo để mốc có chứa độc tố gây ung thư?
Độc tố aflatoxin B1 được biết đến là chất gây ung thư. Chúng thường gặp ở sản phẩm nông nghiệp (gạo, bắp và đậu phộng), sinh ra bởi loài nấm mốc xanh có tên khoa học là Aspergillus flavus. Con người có thể phơi nhiễm chúng thông qua tiêu thụ trực tiếp các sản phẩm nông nghiệp bị nhiễm độc tố. |
Ăn sò huyết nấu chưa kỹ có thể nhiễm vi khuẩn:
Ăn sò huyết nấu chưa kỹ có thể nhiễm vi khuẩn viêm gan A (hepatitis A virus) và mắc bệnh truyền nhiễm như dịch tả, thương hàn. |
Tuyệt đối không ăn sò huyết khi nào?
PGS Trần Đáng cho hay sò huyết có thể nhiễm chất độc gây liệt cơ, tiêu chảy, rối loạn thần kinh, suy cơ quan lục phủ ngũ tạng và dị ứng. Do đó, khi dùng sò huyết, bạn cần nấu chín và tuyệt đối không ăn loại hải sản này khi còn sống, tái. |
Loại cà chua khiến người ăn phải dễ bị ngộ độc:
Theo Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cà chua xanh chứa hàm lượng tomatidine rất cao, có thể lên tới 58 mg/100 g, khiến người ăn phải dễ bị ngộ độc. Triệu chứng phổ biến sau khi ăn cà chua xanh là đau đầu, chóng mặt, nôn ói... |