Không giống văn hóa phương Tây, người Á Đông có xu hướng thể hiện tình cảm theo hướng từ tốn, kín đáo hơn. Đặc biệt với người thân trong gia đình, càng lớn, việc thể hiện tình cảm qua lời nói hay cử chỉ thân mật càng trở nên hiếm hoi, bởi chúng ta thường cảm thấy ngại ngùng và thiếu tự nhiên. Đó là lý do ai trong chúng ta cũng một lần trăn trở: Làm sao để hôn lên má mẹ hoặc cầm tay và nói “con yêu bố” như những ngày xưa.
Dù mỗi người có ngôn ngữ thể hiện tình cảm của riêng mình, những “cái chạm” tiếp xúc cơ thể như nắm tay, ôm, hôn đóng vai trò quan trọng trong việc vun đắp cảm xúc, là hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ của tình thân. Trên hết, những “cái chạm” vật lý nhẹ nhàng chính là khởi đầu cho sự kết nối đúng nghĩa của cảm xúc, của tâm hồn.
Những chiếc thiệp viết tay giúp bạn “chở” lời yêu thương và tạo ra những “cái chạm” tinh tế với bố mẹ. |
Hoàng Quyên (22 tuổi, TP.HCM) có thói quen gửi gắm tình cảm và tạo ra những “cái chạm” tinh tế với bố mẹ qua tấm thiệp. Dịp đặc biệt như sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới… Quyên thường mua thiệp làm quà. Nắn nót viết vào những lời chúc ngọt ngào là cách Quyên “giấu nhẹm” nỗi ngần ngại để thoải mái thể hiện tình yêu, sự biết ơn với đấng sinh thành. Hơn thế, “cái chạm” tuyệt diệu nhất nảy sinh khi Quyên cầm bàn tay gầy guộc của bố, mẹ và đặt vào đó tấm thiệp nhỏ xinh.
Những cái ôm giúp chúng ta kéo gần khoảng cách với bố mẹ. |
Khác với Quyên, Quang Huy (28 tuổi, Hà Nội) có cách “chạm” vào mẹ bộc trực hơn. Những tháng lương tiền rủng rỉnh, Huy thường đèo mẹ dạo phố, mua sắm. Anh không quên nhắc mẹ “ôm con để đừng té ngã” - cách nói hoa mỹ để che giấu cảm giác ngại ngần khi được mẹ ôm ấp như tấm bé. “Một mình nuôi con, tôi biết mẹ có nhiều tủi hờn. Nhất là khi đứa con trai duy nhất hướng nội, ngại thể hiện tình cảm, chẳng mấy khi ôm mẹ. Mỗi khi chở mẹ sau xe, cảm nhận bàn tay gầy guộc vòng qua lưng và siết chặt, tôi biết bà vui lắm”, anh Huy tâm sự.
“Cái chạm” là điểm khởi đầu của sự kết nối tình thân. |
Vạn lời nói cũng không bằng một hành động quan tâm và điều này đúng hơn với những người lớn tuổi. “Đọc vị” tâm lý này, chị Đan Thanh (30 tuổi, TP.HCM) thường tạo ra những “cái chạm” thân thiết với bố mẹ qua cầu nối là những món quà tặng thiết thực.
Với chị, trang sức là món quà vừa thiết thực, vừa hữu dụng để tạo nên những “cái chạm” tinh tế. Đây cũng là “cớ” để đến gần bố mẹ hơn.
“Nhất là khi tự tay đeo trang sức, chúng ta có cơ hội lại thật gần để chạm vào những người thân yêu, từ đó thêm thương và thấu hiểu hơn”, chị tâm sự.
Tự tay đeo món trang sức mà bố mẹ yêu thích là cách “chạm” tinh tế, đong đầy thấu hiểu. |
Món trang sức tao nhã, mang ý nghĩa sâu sắc về tình mẫu tử lẫn giá trị vật chất là lựa chọn hoàn hảo trong danh sách quà tặng mẹ của chị Thanh. Còn với bố, phụ kiện như đồng hồ, nhẫn… là món quà tuyệt vời để thể hiện yêu thương.
“Ngày của mẹ vừa qua, tôi gửi tặng mẹ sợi dây chuyền của PNJ với biểu tượng hoa mẫu đơn - loại hoa của sự vương giả, thanh cao, đồng thời mang ý nghĩa về sự hạnh phúc, tình cảm gia đình và tình mẫu tử thiêng liêng”, chị Thanh tiết lộ.
Thời gian hữu hạn nhưng tình thương với người thân là vô hạn. Tháng 6 đang đến gần với nhiều dịp ý nghĩa như Ngày của cha, ngày Gia đình Việt Nam… Bạn có thể tạo nên khoảnh khắc thân mật qua những cái "chạm" tinh tế, từ đó có nhiều cơ hội gần gũi, thể hiện tình yêu và sự trân trọng với những người thân yêu.
PNJ tin rằng kết nối đúng nghĩa về cử chỉ, cảm xúc, tinh thần giúp chúng ta thật sự thấu hiểu những người thân yêu. Vì vậy, để đồng hành cùng bạn trên hành trình trao yêu thương đến những người quan trọng trong cuộc đời, PNJ khởi xướng chiến dịch cùng thông điệp ý nghĩa: “Đeo thêm gần, chạm thêm thương”.
Gửi tặng những món quà trang sức ý nghĩa tạo nên những “cái chạm” tinh tế, từ đó thêm gần, thêm thương những người thân yêu. Độc giả tham khảo tại đây.