Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dịch Covid-19

Nỗi ám ảnh của người đàn ông bị đột quỵ năm 14 tuổi tại Mỹ

Cảm giác đau đầu, ngứa ran bên trái năm 13 tuổi xuất hiện nhưng Turner không quá quan tâm. Sau đó, cơn đột quỵ ập đến khiến Turner phải mất nhiều năm để hồi phục.

Năm 1999, Trevor Turner đang ăn tối với gia đình thì cơn đau đầu ập đến khiến cuộc đời anh thay đổi.

Khi đó, Turner mới là cậu bé 14 tuổi đang học trung học ở Michigan. Ban đầu, cậu không hề để ý về cơn đau đầu và xin bố mẹ viên thuốc giảm đau. Nhưng nửa người bên trái bắt đầu cảm thấy râm ran.

“Thật kỳ lạ”, cậu nghĩ.

Đêm định mệnh

Cha mẹ đưa Turner đến gặp bác sĩ của một phòng khám riêng. Ông yêu cầu cậu chạm ngón tay trái vào mũi và nhắm mắt lại. Nhưng Turner đã không hoàn thành bài kiểm tra này.

“Tôi nhìn mẹ với ý nghĩ: ‘Mẹ ơi, nó thật điên rồ làm sao’. Nhưng bản thân khi ấy cũng chưa cảm thấy sợ hãi hay khẩn trương”, người đàn ông 36 tuổi nhớ lại.

Những hành động đó rơi vào mắt người bác sĩ, ông yêu cầu gọi xe cấp cứu tới bệnh viện ngay. Khi lên xe, Turner ngất đi và không nhớ bất kỳ điều gì về những thứ xảy ra trong 6 tháng tiếp theo. Anh đã trải qua lần chảy máu não nghiêm trọng do vỡ dị dạng động mạch (AVM). Đây là tình trạng hiếm gặp mà Turner không hay biết. Ngay khi chào đời, anh đã bị chứng rối loạn mạch máu não.

dot quy anh 1

Cựu VĐV khúc khôn cầu Steve Yzerman tới thăm Trevor Turner khi cậu bị đột quỵ. Ảnh: Trevor Turner.

Đêm đầu tiên trong bệnh viện, các bác sĩ đã thông báo với gia đình nên chuẩn bị trước tình huống xấu nhất, gọi người cầu nguyện vì có thể Turner sẽ không qua khỏi. Nhưng cuối cùng, ý chí của cậu bé 14 tuổi đã chiến thắng.

Ê-kíp phẫu thuật chèn các màn chắn vào não và hút chất lỏng, giúp giảm sưng. Turner qua khỏi cơn nguy kịch nhưng vẫn hôn mê trong 4 tuần và không thể nói được suốt 4 tháng sau.

Nam bệnh nhân trải qua liệu pháp trị liệu vật lý, ngôn ngữ. Năm học nữa lại tới và Turner quay trở lại, học tiếp những môn còn dang dở của kỳ trước.

Nhưng một ngày nọ trong giờ học, phần bên trái của cậu lại xuất hiện cảm giác ngứa râm ran. Khi chụp MRI, các bác sĩ nhận thấy vết sưng tấy nặng quanh vết mạch máu ban đầu bị vỡ. Bác sĩ đầu tiên mà gia đình đưa Turner đến gặp cũng nói điều tương tự.

Gia đình lái xe đưa cậu đến Buffalo, New York, để phẫu thuật laser thử nghiệm. Nó đã không thành công.

"Tôi đã sẵn sàng để chết và cái chết không có vẻ gì là tồi tệ vì tôi cũng chẳng thể đi lại, nói chuyện hay ăn uống”, Turner viết trên website của mình về khoảng thời gian tồi tệ đó.

Trở lại Michigan, Turner và cha mẹ gặp TS Gregory Thompson, bác sĩ giải phẫu thần kinh, cũng là người điều trị khối u não lành tính cho Kelly Stafford, vợ của tiền vệ bóng bầu dục Matthew Stafford. TS Thompson đã đồng ý tiếp nhận trường hợp này.

Ca phẫu thuật thành công.

"Tôi vẫn nhớ khi bước ra khỏi phòng phẫu thuật, bác sĩ Thompson còn dặn tôi hãy tiếp tục và sống cuộc đời bình thường”, Turner xúc động kể lại.

Vượt qua ranh giới sống chết và hồi phục

Trả lời Insider, TS Tiến sĩ Donald M. Lloyd-Jones, Chủ tịch Hiệp hội Tim mạch Mỹ, cho biết chỉ khoảng 10% ca đột quỵ xảy ra ở những người dưới 50 tuổi và nguy cơ giảm xuống khi bạn còn trẻ. Đột quỵ xảy ra khi gặp bất kỳ sự gián đoạn của lưu lượng máu trong não.

Trong khi đó, theo Mayo Clinic, AVM rất hiếm và không phải lúc nào cũng dẫn tới chảy máu não. Song, trẻ em và thanh niên là nhóm dễ gặp phải nhất.

Turner giờ đây đã 36 tuổi và có thể tự làm hầu hết hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, sau cơn đột quỵ bất chợt ở tuổi 14, anh ý thức được việc điều trị sức khỏe tâm thần quan trọng thế nào. Với những người sống sót khỏi chấn thương não, mệt mỏi và sức khỏe tâm thần là mối quan tâm hàng đầu. “Khi thoát khỏi chấn thương sọ não, bạn giống như con người mới”, Turner bộc bạch.

Turner đã hoàn thành chương trình trung học, tốt nghiệp đại học và có vài năm làm việc trong mảng báo chí, tiếp thị. Anh bén duyên với âm nhạc, thơ ca và chuyển đến sống ở Denver một thời gian.

Trước đó, Turner cũng ngập trong những suy nghĩ lo lắng. Anh tránh ăn mì tôm – món gia đình đã cùng ăn trong đêm định mệnh đó. Khi đang trên đường đi tập vật lý trị liệu, Turner thường nghĩ: “Nếu không vượt qua chiếc xe này, tôi sẽ bị chấn thương sọ não lần nữa”.

Thậm chí đến bây giờ, khi phần cơ thể bên trái có cảm giác ngứa râm ran, Turner lại sợ hãi cơn đột quỵ lại ập đến lần nữa.

dot quy anh 2

Cơn đột quỵ năm 14 tuổi khiến Turner gặp nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần. Ảnh: Trevor Turner.

Hiện tại, Turner làm quản lý khách hàng. Cuộc sống của anh gắn liền với vô số tác động vô hình từ lần đột quỵ, tổn thương não trước đó như mệt mỏi, nhìn đôi, thiếu cảm giác bên trái. Anh đã học được cách chăm sóc sức khỏe tốt hơn như thiền hàng ngày, ăn uống điều độ, tập thể dục, biết ơn cuộc sống, đến gặp bác sĩ tâm thần kinh thường xuyên.

Turner lập website riêng có tên Brain Talk và kênh podcast "The Bleeding Brain" để nâng cao nhận thức về chấn thương não và hỗ trợ những người sống sót khác. Trong quá trình làm điều này, anh nhận thấy sự mệt mỏi, lo lắng, phiền muộn, mất trí nhớ là mối quan tâm hàng đầu. Và anh đang phát triển khóa học để giúp giải quyết chúng.

“Nhiều người sống sót sau chấn thương sọ não gọi đó là căn bệnh thầm lặng bởi họ trông bình thường từ bên ngoài, nhưng có thể bị tê liệt, nhìn đôi và đau nhức rất nhiều. Vì vậy, nếu bạn biết một người sống sót sau chấn thương não, hãy hỏi họ xem họ đang làm gì và hiểu về những gì họ phải trải qua", Turner nói thêm.

Cách mới giúp phát hiện sớm 95% người mắc ung thư tuyến tụy

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications Medicine, nhóm chuyên gia tại Mỹ đã phát triển thành công nền tảng sàng lọc hơn 95% trường hợp ung thư giai đoạn 1.

Người đứng sau những tiết lộ bất ngờ về nguồn gốc của Covid-19

Khi Covid-19 nổ ra, Edward Holmes đã luôn lo lắng về khu chợ động vật hoang dã - nơi khởi điểm của đại dịch. Gần 3 năm trôi qua, nhà nghiên cứu này vẫn đau đáu về nguồn gốc của nó.

Dịch Covid-19

Ai co nguy co mac viem phoi? hinh anh

Ai có nguy cơ mắc viêm phổi?

0

Các yếu tố nguy cơ của bệnh viêm phổi bao gồm người có hệ miễn dịch yếu, người lớn tuổi, mắc bệnh phổi mạn tính hoặc thường xuyên hút thuốc, tiếp xúc với ô nhiễm không khí.

Thiên Nhan

Bạn có thể quan tâm