Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

#FORMAT

Nỗi buồn không phải kẻ thù

Dù muốn hay không, tất cả chúng ta đều trải nghiệm nỗi buồn trong cuộc sống.

Noi buon khong phai ke thu anh 1
Noi buon khong phai ke thu anh 2
  • Giảng viên được chứng nhận bởi Học viện Đào tạo Eurasia và Học viện Lãnh đạo Search Inside Yourself
  • Founder, Diễn giả One Life Connection
  • Founder dự án phi lợi nhuận Bạn Ơi Khoẻ Không giúp nâng cao sức khỏe tinh thần cho cộng đồng qua mùa dịch.

Đối diện với những thay đổi khi Covid-19 bùng phát trong khoảng thời gian tương đối dài, nhiều người trải qua những cảm xúc tiêu cực không xử lý được, trong đó có nỗi buồn.

Nỗi buồn vốn luôn được xem là một cảm xúc bị né tránh vì gắn liền với những điều không vui. Chúng ta buồn vì rời xa người mình yêu thương, buồn vì không đạt thành tựu như mong đợi trong sự nghiệp, và buồn vì nhiều nguyên nhân không tên khác.

Thế nhưng, nỗi buồn không phải lúc nào cũng xấu.

Chia sẻ với Zing, Coach Lương Ngọc Tiên cho rằng phần lớn người trẻ sợ cảm giác buồn bã, trong khi thực tế, nỗi buồn rất cần thiết cho sự trưởng thành về nhận thức.

Bài viết sau sẽ giải thích lý do, đồng thời gợi ý cách bạn có thể làm bạn với nỗi buồn để đi qua nó dễ dàng hơn.


Nỗi buồn đến từ đâu?

Buồn là cảm xúc tự nhiên của con người trước những hoàn cảnh không như ý, khiến ta khó chịu, thất vọng hay đau đớn.

Thông thường, nỗi buồn xuất phát từ việc chúng ta không đạt được hoặc mất đi một thứ có ý nghĩa với mình.

Noi buon khong phai ke thu anh 3Noi buon khong phai ke thu anh 4

Ví dụ, hôm nay, bạn có thể buồn vì người yêu quên nhắn tin hỏi thăm. Cuối tháng, bạn có thể buồn vì không được tăng lương, thưởng. Sau thời gian giãn cách và ở nhà 24/7, bạn lại buồn chân, buồn miệng - mong được gặp gỡ người thân, đi du lịch, cà phê và trò chuyện trực tiếp với bạn bè.

Những ví dụ trên đều là điều quen thuộc đối với bạn. Khi chúng tạm rời xa, cảm giác hụt hẫng, thiếu thốn sẽ xuất hiện và khiến bạn buồn.

Dù vậy, vẫn có những nỗi buồn lớn hơn. Chúng là nỗi buồn gây cho bạn cảm giác tuyệt vọng, đau thương và thường đến từ một cú sốc hoặc mất mát bất ngờ, ngoài sức chịu đựng con người.

Khi đối diện với những nỗi buồn này, nếu không có cho mình sự chuẩn bị tâm lý, trạng thái tinh thần khỏe mạnh và tâm trí sáng suốt, thì bạn dễ bị nỗi buồn cuốn trôi. Điều này lý giải cho việc nhiều người mất hàng tháng, hàng năm trời vẫn không quên được tổn thương của mình.


Bạn đã hiểu đúng về nỗi buồn?

Buồn bã là 1 trong 5 nhóm cảm xúc chính thuộc Bản đồ cảm xúc của Nhà Tâm lý học Paul Ekman, đi cùng Sợ hãi, Tức giận, Chán ghét và Vui vẻ.

Tùy vào mức độ mà nỗi buồn có thể tác động đến chúng ta nhiều hoặc ít. Tuy nhiên, vì bản chất của mọi cảm xúc là đến rồi đi, nên nỗi buồn chỉ mang tính nhất thời. Chúng có thể được xoa dịu và không tồn tại mãi mãi.

Bằng cách ghi nhớ điều này, bạn sẽ phần nào phân biệt được nỗi buồn với trạng thái trầm cảm.

Người trầm cảm có thể thấy buồn, nhưng người đang buồn không có nghĩa họ bị trầm cảm.

Trầm cảm là một bệnh lý có thể kéo dài. Nó khiến bạn tách biệt với xã hội, ám ảnh suy nghĩ và mắc kẹt trong những vùng cảm xúc bi quan, đồng thời ảnh hưởng một số chức năng quan trọng của não bộ.

Còn nỗi buồn không độc hại như thế. Do đó, khi nỗi buồn gõ cửa, bạn có thể bình tĩnh tiếp đãi nó như một người bạn ghé thăm nhà. Hãy học cách nhận diện nỗi buồn và dừng lại khi tâm trí bị nỗi buồn dẫn dắt qua tức giận, oán giận, đổ lỗi hay xấu hổ.


Ta có thể làm gì khi buồn?

Tập làm bạn với nỗi buồn là cách đúng đắn để chuyển hoá nó, nhất là khi nguyên nhân đến từ những điều quan trọng với bạn.

Nói cách khác, hãy cho nỗi buồn thời gian đi qua bạn, đừng né tránh, tức giận hay phân tích sâu xa.

Việc bạn cảm thấy buồn khi chia tay với người yêu, tranh cãi trong gia đình, rời khỏi một công việc ổn định là bình thường. Để cảm xúc đó nhanh qua đi, bạn có thể ăn uống điều độ, tập thể dục, hay nói chuyện với người có năng lượng tích cực về các chủ đề không liên quan.

Noi buon khong phai ke thu anh 5Noi buon khong phai ke thu anh 6

Nếu nỗi buồn quá lớn, như tôi đề cập ở trên, thì bạn nên cho phép mình có không gian riêng tư và "xả" cảm xúc nặng nề ra ngoài. Bạn có thể viết chúng xuống, khóc to lên, hay tìm ai đó đáng tin cậy để chia sẻ, vỗ về.

Ngược lại, nếu một người đang buồn tìm đến bạn, hãy dành thời gian chất lượng để lắng nghe họ giải tỏa, trao cho họ cái ôm/siết tay mà không cần phải bình luận hay đưa bất kỳ lời khuyên nào.

Bạn cũng có thể học cách ngồi yên cho tâm trí mình lắng lại. Đó là lúc chúng ta thường nhìn sâu vào gốc rễ của nỗi buồn và chấp nhận nó như một phần của trải nghiệm.


Vì sao đôi khi buồn cũng tốt?

Tôi luôn xem nỗi buồn như chất xúc tác giúp mình khám phá thế giới nội tâm sâu sắc hơn. Những nhà văn, họa sĩ, nhà soạn nhạc nổi tiếng đều tạo ra tác phẩm hay khi tự họ đối diện với nỗi buồn, nỗi cô đơn của chính mình.

Nỗi buồn giúp chúng ta thấu hiểu và cảm thông với người khác. Làm sao ta có thể an ủi người tổn thương, mất mát khi chính mình chưa từng trải qua hoàn cảnh của họ?

Cuộc sống có lúc thăng, lúc trầm. Bước qua những ngày buồn, chúng ta mới biết quý trọng các khoảnh khắc vui vẻ không dễ có trong đời. Khi đó, bạn trở nên sâu sắc, trưởng thành và mạnh mẽ hơn về tinh thần.

Và nỗi buồn là bạn, không phải kẻ thù.

‘Bo phap thuat’ la gi? hinh anh

‘Bộ pháp thuật’ là gì?

0

Trước tình huống khó lý giải hoặc sự việc gây bất bình trên mạng xã hội, nhiều Gen Z "mong bộ pháp thuật sớm vào cuộc" dù tổ chức này không có thật.

Thiên Hân

Đồ họa: Bảo Châu

Bạn có thể quan tâm