Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nỗi đau lương thấp, ít tiền của giới trẻ Trung Quốc

Nhiều thanh niên Trung Quốc phản pháo quan điểm lương thấp vì yếu kém và thiếu năng lực. Họ cho rằng thế hệ của mình gặp phải khó khăn khi đối diện với nhiều kỳ vọng của xã hội.

"Nhiều bạn trẻ khi thiếu tiền họ đổ lỗi cho cha mẹ đã không chu cấp đầy đủ hoặc công ty trả lương quá thấp. Rất ít người chịu thừa nhận mức lương thấp là do họ thiếu sót chuyên môn và năng lực kém", Đặng Hải Thanh, chuyên gia kinh tế, phó tổng giám đốc kiêm giám đốc đầu tư của Quỹ AVIC, nghiên cứu viên cao cấp tại trường Tài chính PBC thuộc Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc), nói trong một cuộc phỏng vấn.

Những chia sẻ của ông Đặng nhanh chóng lên top tìm kiếm Weibo, nhưng vấp phải phản ứng dữ dội. Đa số đều chỉ trích hành động bị cho là coi thường giới trẻ của ông, theo Think China.

Ông Đặng có thành tích xuất sắc và những thành tựu đáng chú ý trong lĩnh vực chính trị, kinh doanh và học thuật. Những thành công trong sự nghiệp giúp ông trở thành một phần ưu tú của xã hội Trung Quốc.

1284701.jpeg

Nhiều người trẻ tại Trung Quốc áp lực vì những kỳ vọng của xã hội. Ảnh minh họa: CNBC.

Cách đây không lâu, ông Đặng cũng từng gây phẫn nộ khi phát ngôn những lao động tại Việt Nam, Thái Lan,... có thể đảm nhận phần công việc của những lao động trẻ tại Trung Quốc, với mức lương chỉ bằng một nửa.

Trong khi đó, nhiều ý kiến chỉ ra cách so sánh của ông là khập khiễng khi mức sống, chi phí sinh hoạt, chế độ tiền lương tại mỗi quốc gia là khác nhau.

Nhiều bài viết đáp trả quan điểm của ông Đặng cũng được quan tâm không kém. Những người trẻ tại Trung Quốc không tin rằng năng lực là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến tiền lương. Giá nhà ở, hàng hóa, cơ hội việc làm, hoàn cảnh gia đình,... là những yếu tố họ nghĩ sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu nhập.

Các ý kiến khác cho rằng cơ hội dành cho người trẻ hiện nay đang bị thu hẹp. Vào những năm 1980, khi đất nước đối mặt với thời kỳ trẻ hóa, thiếu nhân tài, những thanh niên có học thức như ông Đặng Hải Thanh được đánh giá cao và dễ thăng chức hơn.

Ngược lại, với tình hình thực tế hiện nay, nhiều thanh niên có năng lực và học vấn vẫn cảm thấy mình phải chật vật mới được thăng tiến.

Các bài đăng phản biện cũng cho rằng một số giám đốc điều hành cấp cao đạt được các vị trí đó không phải hoàn toàn nhờ năng lực mà còn phụ thuộc vào thời điểm.

"Nhiều người như ông Đặng nghĩ mình thành công vì khả năng, nhưng trên thực tế, đó là sự tác động của thời gian và môi trường", một tài khoản bình luận.

Theo Think China, giới trẻ Trung Quốc bất mãn với tình hình hiện tại là do áp lực và kỳ vọng của xã hội tạo ra quá lớn.

"Nhiều người trẻ đang đối mặt với khoảng thời gian khó khăn. Xã hội không ngừng đổ lỗi cho họ là thiếu sự cố gắng, kén chọn, luôn thụ động, không muốn có con hoặc mua nhà", một người dùng Weibo bức xúc.

107118195_1663141636544_gettyimages_1070688716_dscf3483.jpeg

Trung bình mức lương sinh viên Trung Quốc mới ra trường nhận được là 958 USD/tháng. Trong khi đó, chi phí sinh hoạt tại thành phố lớn đắt đỏ. Ảnh minh họa: CNBC.

Theo một cuộc khảo sát năm 2022 của Zhaopin.com, nền tảng giới thiệu việc làm tại Trung Quốc, sinh viên đại học mới tốt nghiệp chỉ nhận được mức lương 958 USD/tháng. Chỉ 10,7% những người tham gia khảo sát nhận được mức lương hàng tháng trên 1.500 USD.

Dựa trên mức lương trung bình đó, thanh niên Trung Quốc khó có thể tiết kiệm tiền từ tiền lương của họ vì các khoản vay, chi phí sinh hoạt đắt đỏ tại thành phố lớn.

Trong tương lai, những thanh niên thuộc các gia đình một con sẽ phải gánh vác trách nhiệm chăm sóc cha mẹ già. Với hoàn cảnh như vậy, không khó hiểu tại sao giới trẻ Trung Quốc lại trút nỗi bực dọc lên Đặng Hải Thanh.

Mẹ đơn thân từ 'con ghẻ' tới được ưu ái ở Trung Quốc

Sau nhiều năm chịu phân biệt đối xử, hiện những người mẹ đơn thân bắt đầu mới được quan tâm, chú ý khi Trung Quốc cần tăng tỷ lệ sinh.

Nhân sự thời Gen Z

Theo tác giả, TS Hồng Duyên trong cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z - câu chuyện cũ kể theo cách mới", Gen Z quan tâm nhất đến sự cân bằng giữa công việc, cuộc sống và hạnh phúc cá nhân. Họ cũng muốn biết những gì được mong đợi trong công việc; muốn được đầu tư sâu vào công việc, biết được thời gian và nỗ lực của họ có ý nghĩa. Thế hệ này cũng quan tâm đến sự nghiệp trong kinh doanh, chăm sóc sức khỏe và công nghệ. Những thay đổi này sẽ tạo ra thách thức mới trong bài toán quản trị của các doanh nghiệp.

Mỹ Mỹ

Bạn có thể quan tâm