Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Nộp đơn ứng tuyển 200 công ty nhưng không nơi nào nhận

Một người lao động thế hệ Millennials ở Mỹ thất nghiệp 11 tháng, nộp đơn ứng tuyển hơn 200 vị trí việc làm nhưng vẫn không tìm được việc.

Người trẻ ở Mỹ khủng hoảng vì khó tìm việc. Ảnh: Pexels.

Gen Z và Millennials mới gia nhập thị trường lao động hoặc đang trong giai đoạn đầu của sự nghiệp phải đối mặt với thị trường việc làm khó khăn hơn rất nhiều so với những năm gần đây. Điều này khiến nhiều người buộc phải thay đổi kỳ vọng về tương lai nghề nghiệp của bản thân.

Khủng hoảng

Mới đây, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho biết tỷ lệ thất nghiệp ở nước này đã tăng lên 3,9% vào tháng 2 - đạt mức cao nhất trong 2 năm gần đây. Trong khi đó, tốc độ tăng lương thì bị chững lại.

Cơ hội tìm kiếm việc làm dường như trở nên ảm đạm hơn đối với những sinh viên mới tốt nghiệp và những lao động trẻ ở Mỹ. Dữ liệu mới công bố hôm 8/3 cho thấy nhóm người trẻ là những người đầu tiên cảm nhận được tác động của thị trường việc làm đang suy yếu dần.

tuyen dung nhan su anh 1

Tỷ lệ người trẻ thất nghiệp ngày càng tăng trong năm 2024. Ảnh: Pexels.

Dữ liệu từ công ty nghề nghiệp Challenger, Gray & Christmas cũng cho thấy điều tương tự. So với cùng kỳ năm ngoái, số thông báo sa thải đã tăng 410% và thường nhắm đến những nhân viên vị trí thấp. Đây là con số tồi tệ nhất được ghi nhận kể từ năm 2009.

Ngoài ra, dữ liệu cũng cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở những người 20-24 tuổi tăng 7,2% trong tháng 1. Còn với những người lao động trên 25 tuổi, con số này ở mức 3,2%, theo Business Insider.

Trong một khảo sát của trang web việc làm Handshake với gần 1.500 người đang tìm việc, cứ 3 người thì một người tốt nghiệp năm 2023 nói rằng họ không tin mình có đủ kỹ năng để được tuyển dụng làm việc toàn thời gian.

Trong khi đó, khoảng 74% lao động Gen Z và Millennials lo lắng về chuyện đảm bảo việc làm, cụ thể hơn là sự ổn định trong sự nghiệp.

Bàn về vấn đề này, giáo sư Harry Holzer tại Đại học Georgetown nói rằng Mỹ vẫn là một thị trường lao động mạnh mẽ, nhưng không còn được triển vọng như những năm trước. Vì thế, người trẻ sẽ là những người cảm nhận được điều đó rõ ràng nhất.

Natasha Bernfeld (32 tuổi) là một trong số đó. Từng làm việc trong lĩnh vực nhân sự, nhưng giờ Bernfeld đã thất nghiệp trong khoảng 11 tháng.

Trong thời gian thất nghiệp, Bernfeld đã phải đối mặt với hàng loạt lời từ chối từ doanh nghiệp dù cô đã có hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Mỗi tuần, cô dành hơn 40 giờ để tìm việc nhưng không có kết quả.

Ước tính, Bernfeld đã nộp đơn vào hơn 200 vị trí việc làm, thậm chí nộp đơn vào một công ty đến 2 lần. Dù đã rất cố gắng, cô vẫn không thể tìm việc và phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp kéo dài.

Chỉ mong ổn định

Thị trường việc làm bất ổn, sinh viên mới tốt nghiệp cũng phải thay đổi kỳ vọng nghề nghiệp của bản thân. Theo báo cáo của Handshakes, gần 3/4 sinh viên làm khảo sát cho biết điều họ quan tâm nhất chính là sự ổn định và đảm bảo việc làm.

tuyen dung nhan su anh 2

Thị trường việc làm bất ổn khiến người trẻ tự ti khi nói về nguyện vọng của bản thân. Ảnh: Pexels.

Nhà tâm lý học Emily Bianchi tại Đại học Emory nhận định những cử nhân tham gia thị trường lao động trong thời kỳ suy thoái có xu hướng tự ti hơn khi nói đến nguyện vọng nghề nghiệp của bản thân.

Bà cũng thấy rằng suy thoái kinh tế gây ảnh hưởng nhiều hơn đến những người trẻ tuổi vì họ thường là những người xếp cuối trong danh sách ưu tiên tuyển dụng, đồng thời là nhóm người dễ bị sa thải đầu tiên.

Business Insider cho rằng nước Mỹ chưa đến thời kỳ suy thoái, nhưng người trẻ nước này luôn cảm thấy bản thân đang sống trong thời kỳ đó. Những người như Natasha Bernfeld là một ví dụ.

Cô nói rằng từ cuối năm 2023, cô đã bắt đầu cảm nhận được những dấu hiệu đầu tiên. Ban đầu, Bernfeld muốn trở thành diễn viên, nhưng cô đã phải từ bỏ ước mơ đó từ nhiều năm trước. Cô hiểu rằng nếu cứ cố chấp theo đuổi nghiệp diễn viên, cô sẽ không thể kiếm đủ tiền để sống trong căn hộ nhỏ xíu ở New York.

Dự đoán về thị trường việc làm trong thời gian tới, giáo sư Harry Holzer cho rằng thời kỳ khó khăn hơn vẫn đang ở trước mắt. Và có thể không dấu hiệu nào cho thấy Gen Z và Millennials sẽ được sống trong thị trường việc làm khởi sắc.

Ông André Dua, đối tác cấp cao của công ty tư vấn quản trị McKinsey cũng đưa ra quan điểm tương tự. Theo ông, thị trường lao động Mỹ không còn "sung túc" như những năm trước nữa.

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.

Gen Z đi phỏng vấn việc làm nhưng dẫn cả phụ huynh theo cùng

Một số nhà tuyển dụng ở Mỹ cho biết sinh viên mới ra trường giao tiếp rất kém, không có chuẩn bị khi phỏng vấn việc làm, thậm chí còn phải đi phỏng vấn cùng phụ huynh.

Thái An

Bạn có thể quan tâm