Da có thể bị bong róc nếu không được peel da đúng cách. Ảnh minh hoạ: Shutterstock. |
Theo bác sĩ chuyên khoa II Ngô Thị Ngọc Vân, Khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, việc nổi nhiều mụn ở tuổi dậy thì là tình trạng hoàn toàn bình thường, nguyên nhân chính do sự thay đổi hormone Androgen trong cơ thể.
Trong giai đoạn dậy thì, nồng độ Androgen tăng cao, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành mụn.
Tuy nhiên, ở tuổi dậy thì, các em không được trang bị đầy đủ kiến thức về việc chăm sóc cơ thể và làn da dẫn đến da mặt không được làm sạch hiệu quả.
Hư da vì làm theo mạng xã hội
Đầu tháng 12, N.H. (22 tuổi, ngụ TP.HCM) tự peel da tại nhà để trị mụn, trị thâm theo clip hướng dẫn trên mạng xã hội. H. đặt mua sản phẩm peel da qua một website được bạn giới thiệu.
Tuy nhiên, hơn một tuần khi lớp da cũ đã bong ra, lớp da mới được tái tạo thì vùng da ở hai bên má bị thâm nhiều hơn lúc chưa peel.
Các vết mụn trước đó bị đỏ hơn, rát và bong róc, H. phải đến chuyên khoa da liễu để điều trị trong 2 tháng.
Ở lứa tuổi dậy thì, việc xuất hiện một số loại mụn, nhiều nhất là mụn trứng cá rất bình thường, bác sĩ Vân cho biết do thói quen tự nặn mụn bằng tay thường xuyên dẫn đến nổi mụn nhiều hơn.
Ngoài ra, rửa mặt không đúng cách, thường xuyên dùng tay sờ lên mặt, sử dụng các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc và chứa các thành phần không phù hợp ( cồn, hương liệu,..) làm tắc nghẽn lỗ chân lông, gây mụn.
Mụn có thể xuất hiện khi người trẻ mắc các bệnh như: stress, bệnh tuyến giáp, buồng trứng đa nang,...
"Da của thanh thiếu niên ở độ tuổi dậy thì còn đang trong giai đoạn phát triển, nhạy cảm và dễ bị tổn thương, vì vậy, không nên peel da trị nụn hoặc làm đẹp tại nhà", bác sĩ Vân nói.
Peel da là phương pháp sử dụng các hóa chất để loại bỏ lớp da chết trên bề mặt da, giúp da sáng, đều màu và giảm mụn.
Tuy nhiên, peel là phương pháp xâm lấn, tiềm ẩn nhiều rủi ro như kích ứng, mẩn đỏ, bong tróc. Điều này khiến da dễ bị bắt nắng, dẫn đến nám, tàn nhang, có thể gây sẹo, thâm sau mụn nếu không được thực hiện đúng cách.
Cách điều trị mụn ở tuổi dậy thì
Để phòng ngừa mụn ở tuổi dậy thì, bác sĩ Vân đưa ra một số các biện pháp như vệ sinh da mặt sạch sẽ 2 lần/ngày bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa dầu hoặc cồn. Mọi người có thể sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết cho da 1-2 lần/tuần để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn và tế bào chết tích tụ trên da.
Song song đó, nếu mụn ở mức độ nhẹ, người trẻ có thể điều trị tại nhà bằng các sản phẩm trị mụn không kê đơn chứa các thành phần: benzoyl peroxide, axit salicylic, retinoid... có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, giảm viêm và se còi mụn.
Tuy nhiên, nếu mụn ở mức độ trung bình đến nặng, chúng ta nên đi khám bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Ngoài ra, các bạn trẻ nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên khi ra ngoài trời, tránh căng thẳng, stress, ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Lưu ý, mọi người không tự ý nặn mụn, vì điều này có thể khiến mụn viêm nhiễm nặng hơn và để lại sẹo.
"Các em không sử dụng sản phẩm chăm sóc da có chứa dầu hoặc cồn, có chứa hương liệu, vì các thành phần này có thể gây kích ứng da, tắc nghẽn lỗ chân lông, khiến mụn nặng hơn. Nếu muốn peel da, nên đến bác sĩ hướng dẫn chi tiết quy trình peel cũng như chăm sóc trước, trong và sau peel da; tần suất…", bác sĩ Vân cho biết.
Peel da có nhiều cấp độ khác nhau, từ nông đến sâu, tùy thuộc vào mục đích điều trị và tình trạng da của mỗi người. Đây là một phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả nếu được thực hiện đúng cách.
Peel da chỉ được thực hiện bởi bác sĩ da liễu có kinh nghiệm, cần thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình peel da và chăm sóc da sau peel. Kết quả của peel da có thể mất vài tuần hoặc vài tháng vì da cần thời gian để tái tạo.
Màu xanh trong suốt là tác phẩm đầu tay của Ryu Murakami, đoạt giải Akutagawa danh giá năm 1976, đưa tên tuổi tác giả lên hàng nổi bật của văn học đương đại Nhật Bản. Cuốn sách cuồng loạn này kể về nhân vật Ryu cùng nhóm bạn của mình, những người mà tác giả mô tả là gần như không có một mục đích sống.
Cuốn tiểu thuyết gần như không có cốt truyện, mà chỉ như một lát cắt, một trường đoạn, một montage về tuổi trẻ lạc lối, điên cuồng và gần như man dã. Qua hoạt cảnh u tối và bạo liệt ấy, Ryu Murakami khắc họa nỗi lòng của một lớp thanh niên Nhật Bản một thời: vô định và dễ sa ngã.