Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giảm gấp 15 kg để cứu người, chàng béo nhận được điều kỳ diệu

Để giảm 15 kg, đủ tiêu chuẩn hiến tế bào gốc cứu người, Lý Tống chịu khổ chạy 5 km mỗi ngày dù rất ghét tập thể dục. Anh không ngờ một điều kỳ diệu sẽ đến với mình.

Theo Toutiao Today, Lý Tống là học viên y khoa sau đại học ở Vũ Hán (Hồ Bắc, Trung Quốc). Tháng 8, biết thông tin một bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu 17 tuổi cần được cứu giúp, anh rất thương xót vì người bệnh còn quá trẻ.

Lý Tống muốn hiến tế bào gốc tạo máu để cấy ghép cho bệnh nhân này, nhưng bác sỹ điều trị tuyên bố anh không đủ tiêu chuẩn vì quá béo. Nếu muốn hiến, anh bắt buộc phải giảm ít nhất 15 kg.

Lý Tống vốn không thích tập thể dục, lại mê ăn vặt, vì vậy yêu cầu trên với anh là một thử thách đầy khó khăn. Tuy nhiên, để có thể hiến tế bào gốc cho bệnh nhân vị thành niên kể trên, anh quyết tâm chạy bộ 5 km mỗi sáng và không bao giờ bỏ cuộc ngay cả khi trời rét căm căm.

giam can cuu nguoi anh 1

Để có thể hiến tế bào gốc cho bệnh nhân Lý Tống quyết tâm chạy bộ 5 km mỗi sáng và từ bỏ những thực phẩm giàu calo.

Lý Tống cũng từ bỏ những thực phẩm giàu calo và chuyển sang những bữa ăn nhẹ, lành mạnh, thậm chí có khi bỏ bữa.

Bốn tháng sau, anh đã giảm thành công 15 kg, vượt qua cuộc kiểm tra thể chất của bệnh viện và được phép hiến tế bào gốc.

Đến lúc này, Lý Tống nhận ra nỗ lực thời gian qua không chỉ giúp anh dùng máu của mình cứu sống một con người, mà bản thân cũng nhận được lợi ích lớn. Anh đã thoát khỏi căn bệnh gan nhiễm mỡ.

Câu chuyện của Lý Tống khiến cư dân mạng Trung Quốc cảm động, với nhiều bình luận ca ngợi: "Anh ấy sẽ cứu được rất nhiều người nữa trong tương lai", "Anh ấy thật kiên trì và tận tâm", "Một bằng chứng của việc cứu người khác cũng là cứu chính mình"; “Người tốt sẽ có cuộc sống bình an, lan tỏa năng lượng tích cực”…

Ghép tế bào gốc tạo máulà hình thức truyền tế bào gốc tạo máu vào tĩnh mạch nhằm tái lập việc sản sinh tế bào máu cho người bệnh có hệ thống miễn dịch hoặc tủy xương bị khiếm khuyết, tổn thương.

Tế bào gốc tạo máu đa năng thường được lấy từ máu ngoại vi, tủy xương.

Ghép tế bào gốc tạo máu là phương pháp hiện đại nhưng cần đánh giá kỹ trước khi thực hiện để tránh rủi ro, do đó thường chỉ được áp dụng cho những bệnh nhân bị đe dọa tính mạng. Bệnh nhân phải được hóa trị và xạ trị liều rất cao trước khi nhận cấy ghép.

Cuốn sách bên bờ sự sống

Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.

Điều bố mẹ cần làm khi con uống sữa thay cơm

Nhiều trẻ bị nghiện sữa nên không can thiệp sớm có thể rơi vào tình trạng thiếu máu, thiếu chất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của con.

https://vtc.vn/giam-gap-15kg-de-hien-te-bao-goc-cuu-nguoi-chang-beo-nhan-duoc-dieu-ky-dieu-ar842649.html

Nguyệt Ánh / VTC News

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm