Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nữ sinh đầu tiên của dân tộc ngủ ngồi dự thi tốt nghiệp

Trong lịch sử của dân tộc Đan Lai - với phong tục ngủ ngồi, La Thị Hoài là thí sinh đầu tiên dự thi tốt nghiệp THPT 2012.

Nữ sinh đầu tiên của dân tộc ngủ ngồi dự thi tốt nghiệp

Trong lịch sử của dân tộc Đan Lai - với phong tục ngủ ngồi, La Thị Hoài là thí sinh đầu tiên dự thi tốt nghiệp THPT 2012.

>> Đề thi môn Lịch sử, gợi ý đáp án môn Địa lí
>> Nhiều thí sinh tin tưởng đạt điểm cao với môn Hóa
>> 234 người ngộ độc sau bữa cỗ làng
>> Hài hước cách đội mũ bảo hiểm của người dân tộc Thái

Với ý chí và nghị lực phi thường, em La thị Hoài (SN 1994, trú ở bản Cọ Phạt, Khe Khặng - xã Môn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) đã nhiều năm làm "thủ lĩnh" đưa học sinh Đan Lai vượt rừng về xuôi dựng lều trọ học.

"Thủ lĩnh" La Thị Hoài.

La Thị Hoài rất phấn khởi sau buổi thi thứ 3, môn Địa lý ngày 3/6, tại Hội đồng thi trường THPT Mường Quạ (Con Cuông).

"Ngày hôm qua, cả hai môn Văn, Hoá và hôm nay, môn Địa lý em đều làm xong bài. Đề thi năm nay không khó lắm, vừa sức. Còn các môn thi khác đang ở phía trước, nhưng em tin mình sẽ vượt qua được kì thi tốt nghiệp này", Hoài tự tin nói.

Hỏi về ước mơ, Hoài tâm sự: "Em sẽ thi vào đại học sư phạm. Em ước mơ sau này học xong sẽ về làm cô giáo đi gieo chữ cho những vùng miền núi khó khăn như quê em”.

"Em khát khao được học. Vì em nghĩ chỉ có học thật giỏi mới thoát khỏi đói nghèo và lạc hậu, nên năm lớp 6 em đã rủ thêm một số bạn vượt hơn 50 km đường rừng với nhiều sông, núi hiểm trở để về xuôi tìm chữ. Bọn em gồm 3 đứa dựng lều bên sông Giăng thuộc bản Thái Sơn, xã Môn Sơn để trọ học. Sau đó em tiếp tục về vận động thêm được 6 học sinh Đan Lai ra học", Hoài nói thêm.

Được biết, những học sinh Đan Lai có hoàn cảnh gia đình đều nghèo, không tiếp tế lương thực được nên các em đều sống bằng trợ cấp của nhà nước và phải tự túc lương thực, thực phẩm. Đói ăn là chuyện xảy ra thường xuyên đối với những học sinh này.

Cả 9 học sinh trọ học nơi túp lều bên sông Giăng đều trông cậy vào "thủ lĩnh" La Thị Hoài.

Hoài chia sẻ: "Em động viên các em ấy, muốn thoát nghèo thì phải học. Vậy nên khi được nghỉ học là bọn em phân công nhau vào rừng hái măng, chặt nứa, câu cá để bán kiếm tiền mua gạo. Khó khăn tưởng chừng như không qua nổi, nhưng quyết tâm rồi mọi thứ cũng trôi qua".

Cô giáo Nguyễn Thị Tùng - Giáo viên trường THCS Mường Quạ cho biết cho biết: "Học sinh người Đan Lai trước đây chỉ học xong bậc tiểu học là ở nhà lấy vợ, lấy chồng nhưng em Hoài là một học sinh tiêu biểu cho ý chí, và nghị lực phi thường vươn lên trong học tập.

Trọ học, sống tự lập với nhiều khó khăn thiếu thốn, nhưng hầu như năm nào Hoài cũng đạt danh hiệu học sinh tiên tiến xuất sắc. Không những vậy em còn làm công tác dân vận giỏi để động viên những học sinh khó khăn bỏ học trở lại lớp. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử tộc người Đan Lai có thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT”.

Dân tộc thiểu số Đan Lai hiện nay chỉ còn khoảng hơn 3.000 người. Họ cư trú chủ yếu bản Co Phạt, Khe Khặng - xã Môn Sơn, huyện miền núi Con Cuông, tỉnh Nghệ An - ở độ cao 1200m so với mặt nước biển. Tộc người này sống trong rừng sâu, đói, nghèo và nhiều hủ tục lạc hậu, chẳng hạn như tục ngủ ngồi.

Theo Dân Việt

Theo Dân Việt

Bạn có thể quan tâm