Montessori là phương pháp giáo dục sớm cho trẻ mầm non (0-6 tuổi) thông qua các giáo cụ trực quan. Phương pháp giáo dục Montessori chiếm nhiều cảm tình từ các ông bố bà mẹ hiện đại nhờ khai thác tiềm năng sẵn có của con trẻ.
Montessori thường được lồng ghép vào chương trình học của nhiều trường mầm non - nơi trẻ được tham gia các hoạt động dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Ngoài ra, phương pháp này có thể dễ dàng áp dụng tại nhà ở nhiều không gian khác nhau, từ phòng khách đến căn bếp với nhiều hoạt động cho trẻ khám phá và trải nghiệm.
Đưa Montessori vào căn bếp Tết
Yêu thích giá trị cốt lõi của Montessori, nhiều phụ huynh Việt khéo léo lồng ghép phương pháp này vào đời sống hàng ngày, đặc biệt là việc nấu nướng để trẻ hình thành tính chủ động, tự lập và khơi gợi niềm yêu thích với căn bếp.
Trong dịp Tết cận kề, bố mẹ có thể áp dụng ngay phương pháp này tại căn bếp gia đình bằng cách cho con tự do sáng tạo với các món ăn Tết, vừa để trẻ cảm nhận Tết truyền thống diệu kỳ, vừa giúp con phát triển tư duy và các kỹ năng mềm. Lúc này, các vật dụng nhà bếp đa dạng hay nguyên liệu nấu ăn nhiều màu sắc đều có thể trở thành công cụ để trẻ thỏa sức cầm, nắm hay thậm chí cắt, gọt, chế biến.
Trẻ hiểu thêm về giá trị những món ăn khi tự mình trải nghiệm. |
Dưới sự hướng dẫn và truyền cảm hứng của bố mẹ, cùng cơ hội được tự tay vào bếp cảm nhận không khí Tết với thịt mỡ dưa hành, bánh chưng bánh tét, tình yêu bếp Tết sẽ thêm đậm đà trong tâm thức mỗi đứa trẻ.
Mỗi đứa trẻ có sở thích và khẩu vị khác nhau, bởi vậy, nhu cầu trải nghiệm của chúng cũng không giống nhau. Điều bố mẹ cần làm lúc này là nương theo mong muốn của trẻ, tạo điều kiện để con hoàn thành tốt công việc đã chọn. Với những đứa trẻ chưa sẵn sàng để nấu ăn, mẹ có thể tìm một chiếc ghế đẩu tốt, chắc chắn để bé đứng ở vị trí an toàn, phụ giúp rửa rau hay “chấm điểm” cho món ăn. Còn với những trẻ yêu thích nấu nướng, cha mẹ có thể hướng dẫn con tập sơ chế nguyên vật liệu và chế biến một số món ăn đơn giản ngày Tết như thái giò, quấn nem…
Tết - thời điểm “vàng” để xây dựng nền tảng trải nghiệm cho trẻ
Việc cho trẻ tiếp cận căn bếp Tết một cách tự chủ, độc lập là cách bố mẹ gieo xuống hạt mầm tình yêu với ẩm thực và văn hóa Tết. Quá trình này cũng là cơ hội để bố mẹ tạo sự gắn kết với con, bù đắp cho những thời gian bận rộn suốt năm qua.
Là một thành viên hoạt động tích cực trong hội yêu bếp, Thùy Ngân (34 tuổi, Hà Nội) cho biết: “Cả 2 bé nhà tôi đều theo học trường Montessori. Tôi muốn áp dụng nhất quán phương thức giáo dục này nên ở nhà cũng cố gắng lồng ghép vào các hoạt động hàng ngày, đặc biệt là ở căn bếp. Tôi thích nấu nướng nên muốn truyền cảm hứng để con cảm nhân được niềm vui trong căn bếp giống mình”, chị Ngân cho biết.
Căn bếp Tết thêm rộn rã với sự chung tay của trẻ và cha mẹ. |
Trong những ngày cuối năm, chị Ngân đã giao cho con gái lớn nhiệm vụ lên thực đơn món ăn ngày Tết, sau đó con sẽ được tự tay nấu một số món ăn đơn giản cho mâm cơm tất niên. “Con gái tôi vui đến mức ngày nào cũng đếm ngược đợi Tết, hào hứng hỏi khắp ông bà, cô chú về mâm cơm Tết xưa để tìm ý tưởng. Không khí cả nhà lúc nào cũng rộn ràng”, chị Ngân chia sẻ.
Tương tự chị Ngân, nhiều hot mom Việt cũng mong muốn lan tỏa tình yêu bếp Tết đến con như một cách nối dài chuỗi cảm xúc diệu kỳ trong ngày lễ đặc biệt. Đơn cử với mẹ Tệu - hot TikToker teubongday với hơn 350.000 follower, cô nhận định việc cho cô con gái nhỏ mới 2 tuổi được cảm nhận không khí Tết cổ truyền là điều rất cần thiết.
Không phải bỗng nhiên mà Tệu - một em bé 2 tuổi - đã biết phân loại rau củ, biết cầm nắm các nguyên liệu trong bếp đúng cách như vậy. Đó là nhờ mẹ đã cùng em vào bếp từ sớm, cho em tham gia các hoạt động như đổ bột, cắt bánh chưng bằng dây lạt, hay rửa rau củ…
Theo mẹ Tệu, những hoạt động đó đều rất đơn giản, 2 vợ chồng có thể hoàn thành trong chớp mắt nhưng cô vẫn muốn Tệu được tự làm các công việc vừa sức để dần dần, em dần nảy sinh tình cảm và nhận biết rõ hơn về các món ăn truyền thống.
Mẹ Tệu muốn truyền cảm hứng yêu bếp Tết cho cô con gái nhỏ. |
Tuổi thơ trẻ sẽ trở nên diệu kỳ nếu bố mẹ biết vun vén những ký ức đẹp đẽ về Tết. Bắt đầu với việc áp dụng phương pháp Montessori trong căn bếp mà chẳng ngại đổ bể, trẻ sẽ tìm thấy niềm vui từ việc nấu nướng. Niềm vui trong gian bếp Tết này sẽ là nền tảng để trẻ trân trọng văn hóa truyền thống, tình cảm gia đình và thêm yêu những cái Tết về sau.
Để ký ức Tết mãi nhiệm màu trong con, năm nay Knorr đồng hành cùng bố mẹ khơi lại hứng thú cho trẻ thông qua bộ lịch đếm ngược "24 ngày khám phá Tết diệu kỳ". Mỗi ngày trong bộ lịch là một câu chuyện giúp con hiểu thêm về ngày lễ cổ truyền, đi kèm những thử thách để bố mẹ thực hiện cùng bé. Độc giả tham khảo tại đây.