Tôi và bạn bè đang tranh luận về việc khi ngồi trong nhà có cần thiết dùng kem chống nắng hay không. Xin bác sĩ giải đáp.
Bác sĩ Tạ Tùng Duy, Viện Y học Ứng dụng Việt Nam
Ánh sáng mặt trời có hai loại tia UV đó là UVA và UVB. Mỗi loại tia có khả năng xâm nhập và ảnh hưởng cấu trúc khác nhau trên da. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, tia UVB gây tổn thương các lớp da bề mặt và làm hỏng cấu trúc DNA của da. Đây cũng là nguyên nhân chính gây cháy nắng và hầu hết bệnh ung thư da.
Một nghiên cứu vào tháng 9/2009 chỉ ra kính cửa sổ lọc ra các tia UVB gây hại, tuy nhiên không hiệu quả trong việc ngăn chặn tia UVA (loại tia xuyên qua các lớp sâu hơn trong da).
Nghiên cứu khác cũng đã xác định rằng 74% tia UVA được truyền qua kính. Tia UVA không chỉ gây ra ung thư da mà còn làm suy giảm collagen, dẫn đến lão hóa do ánh nắng. Những tia này xuyên qua lớp hạ bì, làm tổn thương collagen và elastin, đồng thời tăng tốc độ lão hóa.
Không chỉ ánh sáng Mặt Trời gây nguy hiểm cho làn da, ánh sáng xanh từ đèn LED bóng đèn và các thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính xách tay và tivi) cũng có thể gây tổn thương. Ánh sáng xanh xâm nhập vào da, tăng việc tạo ra các gốc tự do, phá vỡ collagen và elastin, gây lão hóa sớm.
Một nghiên cứu vào năm 2018 trên tạp chí Vật lý và Kỹ thuật Y sinh học Mỹ cho thấy chỉ cần một giờ tiếp xúc ánh sáng xanh cũng có thể gây tổn thương da.
Vì vậy, bạn nên thoa kem chống nắng ngay cả khi ở trong nhà. Bên cạnh đó, bạn nên thoa đều kem lên tất cả vùng da không che chắn thay vì chỉ bôi trên mặt.
Ngoài ra, loại kem chống nắng cũng rất quan trọng, bạn nên lựa chọn kem chống nắng phổ rộng có chỉ số SPF ít nhất là 30 để ngăn chặn tia UVA, UVB và cung cấp khả năng che phủ một phần ánh sáng xanh. Kem chống nắng có chứa oxit sắt cung cấp khả năng bảo vệ toàn diện hơn trước ánh sáng xanh. Vì vậy, loại kem này được khuyên dùng cho những người bị rối loạn tăng sắc tố như nám.
Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ có tỷ lệ căng thẳng, lo âu và trầm cảm liên quan đến công việc cao hơn nam giới. Tại sao lại như vậy? Cuốn sách Phụ nữ vô hình của tác giả Caroline Criado Perez cho thấy thực tại của lỗ hổng dữ liệu giới - những khoảng trống câm lặng đầy rẫy trong nền văn hóa của chúng ta.