TP. QUẢNG CHÂU (tRUNG QUỐC)
Otaku và những kẻ thích ngồi lì
Những người thuộc nhóm otaku có chung sở thích là sùng bái truyện tranh, phim hoạt hình Nhật và trò chơi điện tử.
>>> Otaku trẻ - ảo tưởng đến từ đôi mắt to
Tháng 7-2007, các otaku tại Nhật ăn mặc giống các nhân vật trong phim hoạt hình tuần hành yêu cầu không phân biệt đối xử. |
Ngồi lì bên máy tính
Dương Minh sống tại khu Hải Châu, TP Quảng Châu. Sau giờ đi học, teen này chỉ thích về nhà lên mạng xem phim hoạt hình, truyện tranh hoặc xem sách, nghe nhạc. Ngoài ngôi nhà đang sống, bạn chẳng biết siêu thị hay khu vui chơi nào gần đấy.
Sau khi ngủ dậy, công việc đầu tiên của Dương Minh là bật máy vi tính và ngồi lì cho tới bữa ăn, sau đó lại ngồi vào máy.
Với lối sống như vậy, bạn bè đã liệt Dương Minh vào nhóm otaku. Dương Minh quen biết nhiều người thuộc nhóm otaku trên mạng, trong đó có Hoa Lạp. Hoa Lạp có bạn gái là nữ otaku. Sáu tháng trôi qua, Hoa Lạp và bạn gái chỉ gặp nhau qua màn hình vi tính.
Tại Quảng Châu, số lượng otaku đang gia tăng đến mức đáng lo ngại. Hiện vẫn chưa có số liệu thống kê ở Quảng Châu có bao nhiêu otaku. Những người thuộc nhóm otaku có chung sở thích là sùng bái truyện tranh, phim hoạt hình Nhật và trò chơi điện tử.
Tại Trung Quốc, các otaku nữ bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều |
Cuộc sống của nhóm otaku nói chung chỉ xoay quanh chiếc máy vi tính, mọi giao tiếp đều rất hạn chế. Tuy nhiên, họ có thể nói rất rành rẽ thông tin thời sự trong lĩnh vực phim hoạt hình, truyện tranh hoặc nhớ đến từng chi tiết, từng từ ngữ trong hàng trăm cuốn truyện tranh, phim hoạt hình đang có mặt trên thị trường.
Lôi kéo trở về
Ái Lạt là một nữ otaku đang học trung học cơ sở. Một thời gian dài em đắm chìm với máy tính. Tuy nhiên, nhờ gia đình giúp đỡ, em đã bỏ được sở thích của mình.
Vương Phan là trưởng diễn đàn otaku đầu tiên của Trung Quốc cho biết: “Trường hợp giống như Ái Lạt là dạng bán nữ otaku, còn như Dương Minh thuộc dạng chuyên nghiệp otaku”.
Vương Phan năm nay 25 tuổi, trước đây cũng đã từng là otaku như Dương Minh. Suốt ngày anh đắm chìm trên mạng Internet. Sau nhiều nỗ lực, anh đã từ bỏ được niềm đam mê ấy. Hiện anh đang quản lý mạng diễn đàn Nam nữ otaku với mục đích nỗ lực giúp đỡ những otaku giống như Dương Minh trở lại cuộc sống bình thường.
Diễn đàn bắt đầu hoạt động từ cuối năm 2007, hiện có khoảng 3.000 hội viên đăng ký. Đối tượng truy cập diễn đàn thuộc đủ mọi thành phần: Người đã là otaku, học sinh, người hành nghề tự do.
Trên diễn đàn, Vương Phan thiết lập riêng khu trò chơi, phim hoạt hình, truyện tranh nhằm thu hút những otaku. Cạnh đó là những khu được gọi là “khu yêu nhà” để các nam, nữ otaku vào trao đổi, giao lưu với nhau. Vương Phan còn tổ chức các hoạt động giao tiếp trực tiếp bên ngoài để lôi kéo những otaku sống với cuộc sống thực tế.
Lý giải về otaku
Cô Trần Lệ Như là nhân viên tư vấn tâm lý của Đội dịch vụ tình nguyện Triệu Quảng Quân tại TP Quảng Châu. Cô đã từng tìm hiểu về hiện tượng otaku ở Nhật.
Cô giải thích về hiện tượng otaku như sau: Thế hệ 8x là thế hệ con duy nhất đầu tiên tại Trung Quốc. Từ nhỏ, họ vốn lớn lên trong tình cảm yêu thương, chiều chuộng của gia đình. Khi phát hiện mọi thứ không như tưởng tượng, thế hệ này đa phần rơi vào trạng thái thất vọng, sụp đổ. Từ đó, họ có xu hướng tự yêu mình mãnh liệt và sẽ theo đuổi một niềm say mê nào đó cho riêng bản thân.
Cuộc sống của nhóm otaku nói chung chỉ xoay quanh chiếc máy vi tính, mọi giao tiếp đều rất hạn chế. Tuy nhiên, họ có thể nói rất rành rẽ thông tin thời sự trong lĩnh vực phim hoạt hình, truyện tranh |
Phó chủ nhiệm Hồ Lương Hỉ (Trung tâm nghiên cứu và giáo dục công tác xã hội thuộc Đại học Trung Sơn, TP Quảng Châu), nhận xét: “Phía sau một thanh thiếu niên sống khép kín, phần lớn là một gia đình sống khép kín”.
Ông cho rằng một số gia đình đã bảo vệ con cái trong lúc trưởng thành một cách thái quá. Họ lo lắng con cái ra ngoài sẽ không an toàn, có thể giao du với bọn xấu nên chính họ tạo cho con cái một không gian sống khép kín. Khi thấy con cái đã quá nghiện Internet, gia đình lại phản ứng rất yếu ớt.
Theo Phó chủ nhiệm Hồ Lương Hỉ, cách tốt nhất để thanh thiếu niên hòa nhập vào cuộc sống, từ bỏ thói quen nghiện Internet là đi du lịch, giao lưu với bạn bè và với những người xung quanh.
Hiện tượng otaku khởi nguồn từ Nhật. Otaku trong tiếng Nhật có nghĩa là nhà của bạn. Tên gọi nhóm otaku hình thành từ những năm 1980, để chỉ những người say mê phim hoạt hình, truyện tranh và trò chơi điện tử đến mức không bước chân ra khỏi nhà.
Otaku tại Trung Quốc Tại Nhật, đa số nhóm otaku thuộc phái nam, độc thân, tuổi từ 20-40. Có một thời gian họ bị coi là người tự sống khép kín. Hiện nay, dần dần otaku đã trở thành một trào lưu mới và được xã hội bắt đầu chú ý đến. Tại Trung Quốc, otaku được chia làm ba loại. Loại thứ nhất và cũng nghiêm trọng nhất là những người sống hoàn toàn khép kín, chỉ giam mình trong phòng trừ bữa ăn, không trò chuyện với cha mẹ. Loại thứ hai có giao tiếp với cha mẹ. Loại thứ ba cơ bản có giao tiếp xã hội, ví dụ như học sinh tan học đã lập tức về nhà. |
(Theo Pháp Luật TP.HCM)