Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phân loại rác tại nguồn - mô hình đơn giản trẻ em cũng làm được

Phân loại rác tại nguồn là một hành động đơn giản nhưng có tác động tích cực lớn đến môi trường. Bất cứ ai, ngay cả trẻ em, cũng có thể làm được điều này.

Từ 1/1/2022, Chính phủ bắt đầu ban hành quy định “Xả nhiều rác, trả nhiều tiền”: Những hộ gia đình và cá nhân không phân loại rác sẽ bị từ chối thu gom, vận chuyển, thậm chí bị phạt tiền 15-20 triệu đồng.

Ước tính, mỗi người Việt đang xả khoảng 3,8 kg rác/năm. Điều này cho thấy, nếu việc phân loại rác thải tại nguồn được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả, lượng rác đó được đưa vào quy trình tái chế và có một vòng đời mới, trở thành nguyên liệu trong nền kinh tế tuần hoàn, thay vì bị đốt bỏ, chôn lấp.

Hiểu được tầm quan trọng của việc phân loại rác thải tại nguồn cũng như khả năng thực hiện thực tế của hành động này, Tập đoàn SCG và công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn (LSP) đã ký Biên bản ghi nhớ (MoU) cùng Unilever Việt Nam, Dow Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường vào năm 2020. Biên bản này nhằm xây dựng Hợp tác Công - Tư hướng tới nền kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa ở Việt Nam.

SCG anh 1

Lễ ký kết biên bản ghi nhớ Hợp tác Công - Tư xây dựng nền kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa ở Việt Nam.

Trong khuôn khổ hợp tác, SCG và LSP đã khởi động dự án “Phân loại rác thải tại nguồn” nhằm kêu gọi hành động và nhận thức về phân loại rác tại nguồn và đưa vào quy trình tái chế. Đây là cách đơn giản nhưng hiệu quả để giải quyết vấn đề rác thải ngày càng gia tăng như hiện nay.

Dự án đang được thí điểm tại trường Tiểu học Long Sơn 1 và 2 (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), đem lại những kết quả thuyết phục trong chưa đến một năm thực hiện. Trong đó, các em học sinh được dạy làm thế nào để phân loại rác. SCG và LSP cũng trao tặng các thùng rác để hỗ trợ cho các em thực hành các hoạt động này. Mỗi lớp học được trang bị 2 thùng rác để phân loại rác: một thùng dành cho rác tái chế và một thùng khác dành cho rác không thể tái chế. Sân trường cũng có 3 loại thùng rác: rác hữu cơ, rác tái chế và rác không thể tái chế.

SCG anh 2

Đại diện SCG và LSP trao tặng thùng rác phân loại cho trường Tiểu học Long Sơn 1 và 2.

Hai trường đã thành lập "Đội Đại sứ môi trường", thu gom rác thải từ lớp học và bỏ rác vào thùng rác tại sân trường vào thứ 6 hàng tuần. Nhóm sẽ đo trọng lượng của rác thải và ghi vào ứng dụng Smart City mGreen - Ứng dụng công nghệ 4.0 để phân loại rác tại nguồn được tích điểm đổi quà.

Sau đó, phần rác đã phân loại này sẽ được giao cho Công ty thu gom và vận chuyển rác địa phương Gia Linh xử lý. Trong đó, rác hữu cơ sẽ được làm thành phân bón sinh học, trong khi rác tái chế sẽ được làm thành những vật dụng hữu ích.

Cũng vì thế mà, dự án mô hình trường học quản lý rác thải tại trường tiểu học Long Sơn 1 và 2 - với sự hỗ trợ và hướng dẫn của SCG và LSP - đã nhận được sự hưởng ứng đông đảo của người dân địa phương.

Trên thực tế, mô hình phân loại này cũng có thể áp dụng tại nhà. Bố mẹ có thể cùng trẻ thực hành theo cách đơn giản như thu gom và phân loại rác có thể tái chế để bán cho các cơ sở tái chế, sử dụng rác hữu cơ dễ phân hủy làm phân bón, và mang rác thải không tái chế đến điểm thu gom phù hợp. Các gia đình cũng có thể sử dụng ứng dụng Smart City mGreen để kêu gọi thu gom đồ tái chế và tích điểm đổi quà.

Ông Thanapat Kaweetraiphop - Giám đốc Thương mại, Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn, công ty thành viên của SCG Chemicals, ngành hóa dầu tập đoàn SCG - cho biết: “Mô hình kinh tế tuần hoàn tập trung vào việc tái sử dụng, làm mới và tái chế các vật liệu và sản phẩm để kéo dài thời gian sử dụng và mang lại giá trị lâu dài. Do đó, SCG và LSP đặt mục tiêu phát triển mô hình này để có thể gia tăng tỷ lệ tái chế tại Việt Nam, giúp đất nước có tương lai phát triển bền vững hơn”.

“Những thành tựu đạt được trong năm qua là động lực chính để SCG và LSP tiếp tục nỗ lực trong việc bảo vệ môi trường. Do đó, chúng tôi đã thực hiện chương trình 'Rác không thải' nhằm kêu gọi sự tham gia của thế hệ trẻ. Với sự chung tay của cả cộng đồng, chúng tôi hy vọng có thể tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn”, ông chia sẻ thêm.

SCG là một trong những tập đoàn hàng đầu Đông Nam Á, hoạt động trong 3 lĩnh vực kinh doanh chính: Xi măng - Vật liệu xây dựng, Hóa dầu và Bao bì. SCG luôn tiên phong trong các hoạt động xã hội, môi trường vì một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Dự án "Phân loại rác thải" là một trong những hoạt động hợp tác công tư (PPC) xây dựng nền kinh tế tuần hoàn trong việc quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam, được ký kết bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường, tập đoàn SCG và Công ty Hoá dầu Long Sơn, Công ty Dow Việt Nam, Công ty Unilever Việt Nam. Thông qua đó, dự án kêu gọi sự hưởng ứng từ phía gia đình và nhà trường để nhân rộng mô hình trong cộng đồng vì một hành tinh xanh, sạch đẹp.

Giang Hoàng Linh

Bình luận

Bạn có thể quan tâm