Theo một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ, virus đậu mùa khỉ có thể tồn tại trên nhiều đồ vật thông thường trong nhà. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa rõ liệu điều này có khiến đậu mùa khỉ có thêm một con đường lây nhiễm mới hay không.
Virus đậu mùa khỉ có thể bám trên các vật dụng trong nhà. Ảnh minh họa: Reuters. |
Nghiên cứu mới do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) thực hiện. Theo Bloomberg, hai bệnh nhân đậu mùa khỉ ở chung nhà, đã khử trùng bề mặt, rửa tay nhiều lần trong ngày và tắm rửa thường xuyên. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn tìm thấy virus trên 70% khu vực tiếp xúc nhiều sau 20 ngày họ có triệu chứng. Các nơi có virus trên bề mặt là ghế dài, chăn, máy pha cà phê, chuột máy tính và công tắc đèn.
Tuy nhiên, không có virus sống được phát hiện trên bất kỳ vật dụng hoặc bề mặt nào. Điều này chứng tỏ nguy cơ lây nhiễm bệnh có thể lây lan vẫn thấp. CDC nhận định các biện pháp làm sạch và khử trùng có thể đã hạn chế được số lượng ô nhiễm trong nhà.
Cả hai bệnh nhân đều mắc đậu mùa khỉ vào tháng 5. Một người bị tổn thương ở bộ phận sinh dục, bàn tay, ngực, môi và da đầu. Trong khi người còn lại bị tổn thương ở bàn chân, cẳng chân và ngón tay. Cả hai đều bị ốm trong khoảng một tháng.
Nghiên cứu mới làm sáng tỏ hành vi của virus đậu mùa khỉ, đồng thời đặt ra nhiều câu hỏi. Bệnh đậu mùa khỉ chủ yếu lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với tổn thương hoặc dịch tiết đường hô hấp và phải tiếp xúc gần gũi, lâu dài với người bệnh. Theo nghiên cứu khác của CDC, hơn 90% ca mắc bệnh đậu mùa khỉ ở Mỹ có liên quan quan hệ tình dục giữa nam và nam .
Nhưng đến nghiên cứu này, họ phát hiện virus cũng có thể lây lan qua chất lỏng hoặc đồ vật được người bệnh sử dụng. Dù vậy, vẫn chưa rõ mức độ nhiễm bẩn bề mặt góp phần vào việc lây truyền virus gián tiếp như thế nào.
Do đó, người tới thăm nhà bệnh nhân đậu mùa khỉ nên tự bảo vệ mình “bằng cách đeo khẩu trang vừa với khuôn mặt, tránh chạm vào các bề mặt có thể bị ô nhiễm, giữ vệ sinh tay, tránh dùng chung dụng cụ ăn uống, quần áo, giường hoặc khăn tắm và tuân theo các khuyến nghị khử trùng tại nhà”, CDC khuyến cáo.
Zing News cùng Nutifood GrowPLUS+ đồng hành thực hiện tuyến nội dung “Bệnh truyền nhiễm mùa hè”, nhằm cập nhật thông tin và giúp các bậc phụ huynh nâng cao nhận thức phòng chống bệnh truyền nhiễm ở trẻ trong thời điểm giao mùa.
Nutifood GrowPLUS+ Sữa non với công thức được phát triển bởi Viện nghiên cứu dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển, xây dựng nền tảng FDI đề kháng khỏe, tiêu hóa tốt, giúp trẻ hấp thu tối ưu các dưỡng chất. Sản phẩm được bổ sung 100% sữa non 24 giờ tự nhiên từ Mỹ với hàm lượng kháng thể IgG 1000+, đã được chứng nhận lâm sàng giúp nhân đôi đề kháng, tạo nền tảng vững chắc cho bé cao lớn và thông minh hơn. Độc giả tìm hiểu thêm về sản phẩm tại đây hoặc liên hệ hotline (028)38255777.
Dịch Đậu mùa khỉ
WHO tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ban bố đợt bùng phát đậu mùa khỉ ở châu Phi là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu lần thứ 2 trong 2 năm.
Hàn Quốc xác nhận 3 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ
Đến nay, tổng số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận tại Hàn Quốc 16 trường hợp, đa số không có lịch sử du lịch nước ngoài.
Người nhiễm HIV có nguy cơ tử vong cao hơn khi mắc đậu mùa khỉ
Nghiên cứu cho biết nếu mắc bệnh đậu mùa khỉ, người nhiễm HIV sẽ hình thành các vết loét lớn khắp cơ thể và có nguy cơ tử vong lên đến 15%.
Bệnh lây qua đường tình dục bùng phát mạnh trên toàn cầu
Mặc cho tương tác xã hội bị giảm đi nhiều trong 3 năm đại dịch, các bệnh lây truyền qua đường tình dục vẫn gia tăng trên toàn thế giới.
WHO cảnh báo đậu mùa khỉ vẫn là căn bệnh gây nguy hiểm trên toàn cầu
Theo The Siasat Daily, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đợt bùng phát mạnh mẽ của bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế (PHEIC).