Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phi công cắt nhầm nguồn điện khiến máy bay rơi ở Nepal, 72 người chết

Vụ rơi máy bay thảm khốc của Yeti Airlines khiến 72 người tử nạn gần một năm trước do phi công cắt nhầm nguồn điện khiến máy bay tê liệt, theo công bố hôm 28/12.

Người dân Nepal và đội cứu hộ tập trung gần khu vực máy bay rơi ở thành phố Pokhara vào ngày 15/1. Ảnh: AP.

Chiếc ATR 72, do hãng hàng không tư nhân Yeti Airlines vận hành, rơi ngay trước khi hạ cánh xuống thành phố du lịch Pokhara hôm 15/1. Đây là một trong những vụ tai nạn máy bay thảm khốc nhất ở Nepal trong 30 năm qua.

Pokhara nằm cách thủ đô Kathmandu khoảng 200 km về phía tây, là cửa ngõ để du khách tới Annapurna Circuit, cung đường trekking nổi tiếng trên dãy Himalaya.

Trên chiếc máy bay xấu số có 72 người, trong đó có 2 trẻ em, 4 thành viên phi hành đoàn và nhiều du khách nước ngoài. Không có ai sống sót trong thảm kịch.

Dipak Prasad Bastola, kỹ sư hàng không, thành viên hội đồng điều tra do chính phủ Nepal chỉ định, ngày 28/12 cho biết do thiếu nhận thức và thiếu quy trình vận hành tiêu chuẩn nên các phi công đã đặt cần điều kiện, điều khiển nguồn điện ở vị trí điều khiển, thay vì chọn tay gạt điều khiển cánh tà sau, theo CNA.

Điều này khiến động cơ "tê liệt và không tạo ra lực đẩy", ông Bastola nói với báo giới. “Nhưng do động lượng nên máy bay đã bay tới 49 giây trước khi đâm xuống đất”, ông Bastola nêu rõ.

ATR có trụ sở tại Pháp và động cơ của máy bay do Pratt & Whitney Canada sản xuất.

Đây là vụ tai nạn hàng không nguy hiểm nhất ở Nepal kể từ năm 1992, khi chiếc Airbus A300 của hãng hàng không quốc tế Pakistan đâm vào sườn đồi trên đường tới Kathmandu, khiến toàn bộ 167 người trên máy bay thiệt mạng.

Gần 350 người đã thiệt mạng kể từ năm 2000 trong các vụ tai nạn máy bay hoặc trực thăng ở Nepal - nơi có 8 trong số 14 ngọn núi cao nhất thế giới, bao gồm cả Everest - nơi những thay đổi thời tiết đột ngột có thể gây ra nguy hiểm.

Liên minh châu Âu đã cấm các hãng hàng không Nepal vào không phận kể từ năm 2013 với lý do lo ngại về an toàn.

Vụ tai nạn máy bay Yeti Airlines cũng khiến nhiều du khách đặt câu hỏi về sự an toàn của việc di chuyển bằng đường hàng không ở Nepal và tác động ngay lập tức đến ngành du lịch nước này khi số lượng đặt vé máy bay đến Nepal và lượng khách du lịch chọn đến thăm đất nước này sụt giảm.

Để đảm bảo an toàn cho khách du lịch và khôi phục niềm tin vào ngành du lịch, chính phủ Nepal đã rốt ráo thực hiện một số biện pháp. Trong đó, có việc tăng số lượng nhân viên kiểm soát không lưu, thực hiện các tiêu chuẩn an toàn mới nhất và đảm bảo rằng tất cả hãng hàng không tuân thủ các quy trình an toàn cao nhất.

Toàn cảnh vụ rơi máy bay 'tử thần' ở Nepal Rất ít hy vọng còn bất kỳ ai sống sót trong vụ tai nạn máy bay chở 72 người ở Nepal hôm 15/1.

Học kỹ năng sống từ những cuốn cẩm nang sinh tồn

Sách “Cẩm nang sinh tồn”, “100 kỹ năng sinh tồn”, “Sống sót” là câu chuyện của những phượt thủ, nhà thám hiểm về cách thoát hiểm và sinh tồn.

7 sân bay nguy hiểm nhất thế giới

Nếu đang có kế hoạch du lịch Bồ Đào Nha, Bhutan hay Nepal, bạn có thể sắp hạ cánh xuống một trong những sân bay nguy hiểm nhất thế giới.

Nepal cấm khách leo núi một mình

Chính phủ Nepal mới đây đã quyết định mở rộng việc áp dụng quy định cấm du khách leo núi một mình trên phạm vi toàn quốc.

Minh An

Bạn có thể quan tâm