Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

'Phiên chợ tình' rộn khắp MXH là gì?

Trào lưu làm thơ “phiên chợ đông”, “phiên chợ tình” lan rộng trên mạng xã hội khi người trẻ dùng vần điệu dân gian để kể chuyện đời thường theo cách hài hước.

Từ đầu tháng 4, mạng xã hội xuất hiện hàng loạt đoạn thơ ngắn mở đầu bằng cụm “Phiên chợ đông” hoặc “Phiên chợ tình”. Trào lưu nhanh chóng lan rộng và được giới trẻ hưởng ứng nhờ tính chất vui vẻ, sáng tạo và gần gũi.

“Phiên chợ” là cách gọi những buổi họp chợ diễn ra theo ngày cố định, thường thấy ở vùng nông thôn hoặc miền núi. Mọi người tụ họp để mua bán, trao đổi hàng hóa và trò chuyện. “Phiên chợ đông” không phải tên riêng của một phiên chợ nào, mà dùng để chỉ cảnh chợ đông đúc, tấp nập, gợi cảm giác náo nhiệt, nhiều lựa chọn.

Trong khi đó, “phiên chợ tình” là nét văn hóa độc đáo của một số vùng miền, nơi nam nữ đến gặp gỡ, trò chuyện và tìm bạn tâm giao. Một trong số chợ tình nổi tiếng có thể kể đến chợ tình Khâu Vai (Hà Giang).

Trào lưu này thực chất bắt nguồn từ câu ca dao dân gian quen thuộc: “Phiên chợ đông con cá hồng anh chê nhạt/Phiên chợ tàn con cá bạc anh lại khen ngon”.

Nội dung ca dao mang ý trách nhẹ về sự thay lòng đổi dạ trong tình cảm. Khi được đưa lên mạng xã hội, giới trẻ đã biến tấu cấu trúc này, giữ nguyên phần mở đầu “Phiên chợ đông” hoặc “Phiên chợ tình” và thay đổi phần còn lại để kể những câu chuyện hài hước xoay quanh học hành, công việc, tình yêu hay cuộc sống thường nhật.

Chẳng hạn, dân công sở rủ nhau lan truyền câu: “Phiên chợ đông em mua nhầm trái bí,/Deadline dí, em đã trả xong chưa?”. Hay trong chuyện tình cảm, có người dí dỏm viết: “Phiên chợ đông, anh tìm mua vi cá/Em xinh quá, đừng đanh đá được không?”

Một số bạn trẻ còn tận dụng trào lưu để thể hiện quan điểm học tập, ví dụ: “Phiên chợ tình tôi mua con cá trắm, Được 6.0–6.5 IELTS Writing dễ lắm, đừng làm phức tạp lên.”

Sự linh hoạt trong cách sáng tạo nội dung giúp trào lưu “phiên chợ” trở nên phổ biến, tạo cảm hứng cho người trẻ chia sẻ suy nghĩ theo cách hài hước, dí dỏm mà vẫn gần gũi với văn hóa dân gian.

Vì sao ai cũng là nạn nhân trên MXH?

Câu nói “Tôi là nạn nhân của…” được Gen Z dùng như một lời kể khổ hài hước, mở đầu cho những thú nhận kiểu “biết sai nhưng vẫn lao vào”.

Các CLB sách 'hưởng lợi' từ các cô gái Gen Z

Trong bối cảnh xã hội ngày càng cô đơn, nhiều phụ nữ thuộc Gen Z (sinh năm 1997-2012) đang tìm đến các câu lạc bộ sách để kết nối và xây dựng mối quan hệ. Theo Business Insider, số lượng phụ nữ trẻ tự lập hoặc tham gia các câu lạc bộ sách đã tăng mạnh, với sự phổ biến của các nền tảng và xu hướng chia sẻ về sách trên mạng xã hội.

'Rut ong tho' la gi? hinh anh

'Rút ống thở' là gì?

0

Cụm từ “rút ống thở” trong y tế được Gen Z tái định nghĩa theo hướng hài hước, mô tả những tình huống tồi tệ, không thể cứu vãn hơn nữa.

'Sit rit' la gi? hinh anh

'Sít rịt' là gì?

0

Từ trào lưu blind box, “sít rịt” được người trẻ sử dụng như cách diễn đạt sự may mắn hiếm có hoặc những tình huống xui rủi đến khó tin.

Như Phương

Bạn có thể quan tâm