
“Nạn nhân” vốn là từ chỉ người chịu tổn thương hoặc thiệt hại từ một hành vi hay sự kiện. Tuy nhiên, trên mạng xã hội, Gen Z đã “bẻ lái” khái niệm này theo hướng hài hước, như một cách đổ lỗi cho hoàn cảnh khi sa vào những tình huống “biết là sai nhưng vẫn đâm đầu vào”.
Từ năm 2024, mạng xã hội bắt đầu xuất hiện dày đặc những dòng trạng thái mở đầu bằng câu: “Tôi là nạn nhân của…”. Đây thường là lời tự thú dí dỏm, kể lại các tình huống dở khóc dở cười, mang tính xả stress hơn là than vãn hay cầu cứu. Việc “nhận mình là nạn nhân” trở thành cách Gen Z chia sẻ trải nghiệm cá nhân một cách châm biếm, đồng thời tìm kiếm sự đồng cảm từ cộng đồng.
Chẳng hạn, một người sau đêm "săn sale" ngập ngụa đơn hàng có thể đăng dòng trạng thái: “Tôi là nạn nhân của sàn thương mại điện tử”, kèm ảnh thống kê chi tiêu ấn tượng với số lượng đơn hàng dài.
Hay câu “Tôi là nạn nhân của ChatGPT” cũng được nhiều người dùng để nói vui về việc lỡ mua gói nâng cấp vì tò mò, rồi dần lệ thuộc vào công cụ này - thường kèm theo một ảnh meme hài hước từ phiên bản trả phí.
Lý do khiến người trẻ thích thu mình lại
Nhiều người trẻ hiện có xu hướng thu mình và tránh giao tiếp với người thân do khoảng cách thế hệ, khác biệt quan điểm sống, cùng với sự hấp dẫn của mạng xã hội và thế giới ảo. Cuốn sách Từ thành nhân đến thành công của tác giả Thủy Mộc Nhiên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khai thác tiềm năng bản thân và hiểu rõ bản chất con người để xây dựng các mối quan hệ lành mạnh. Tác giả cho rằng sự độc lập về tài chính, tính cách và tinh thần là nền tảng giúp cá nhân phát triển và duy trì quan hệ tốt đẹp với người khác.