Hình ảnh chụp các bé gái lấy nước về từ giếng do một cá nhân sở hữu. Đây là nguồn nước gần nhất, cách phòng khám Nyarugusu 15 phút lái xe. Giếng khoan ở đây rất ít nước vào mùa khô và bị ô nhiễm trong mùa mưa. Tổ chức phi phính phủ WaterAid đang làm việc với chính quyền địa phương để cung cấp nguồn nước sạch đảm bảo cho các cơ sở y tế như phòng khám Nyarugusu. Ảnh: Sameer Satchu. |
Tháng 6, Teresa Charles, 23 tuổi, sinh bé trai Stefano tại phòng khám Nyarugusu. Tuy nhiên, đứa trẻ đã qua đời khi mới 7 ngày tuổi. Nguyên nhân được cho là nhiễm trùng. Nyarugusu là khu vực vùng sâu vùng xa củaTanzania, một nước nghèo, chậm phát triển. Một cái giếng đã đươc khoan gần phòng khám nhưng chưa có máy bơm. Theo The Guardian, nếu may mắn, cơ sở y tế này sẽ có nước sạch vào dịp Giáng sinh sắp tới. Ảnh: Sameer Satchu. |
Francis John, người bán nước đến phòng khám Nyarugusu, sau khi gia đình bệnh nhân gọi. Nước của John được lấy từ một giếng khoan cách phòng khám 1 tiếng đi bộ. Tại Tanzania, chỉ có 44% cơ sở y tế có nước sạch cho trẻ mới chào đời, trang bị nhà vệ sinh và xà phòng rửa tay. Trong khi đó, vùng Sahara, châu Phi có 42% trung tâm y tế không có nguồn nước trong vòng 500m. Ảnh: Sameer Satchu. |
Hai giường của bệnh nhân tại phòng hậu sản, bồn rửa không có nước trong phòng khám Nyarugusu .Hiện nay, vấn đề của phòng khám là không có nước sạch để rửa tay, khử trùng, giặt quần áo, nhà vệ sinh ngồi xổm bẩn thỉu. Ảnh: Sameer Satchu. |
Trong hình ảnh trên, y tá kiêm nữ hộ sinh Jackeline Gideon Mwiguta đang rửa tay tại phòng khám. Mỗi sáng, các nhân viên tự bỏ tiền túi mua 20 chai nước để vệ sinh nơi làm việc. Cho nên, phụ nữ mang thai đến sinh con phải đưa theo nước. Ảnh: Sameer Satchu. |
Phòng khám Nyarugusu phục vụ 54.000 người dân trong khu vực. Cơ sở y tế này chỉ có 7 nhân viên, tiếp đón 200-500 bệnh nhân mỗi ngày. Theo The Guardian, sản phụ Paulo sinh con ở phòng khám nhưng không có thuốc giảm đau, màn hình theo dõi nhịp tim thai nhi và các biện pháp can thiệp y tế. Ảnh: Sameer Satchu. |
Ảnh chụp con gái của sản phụ Paulo khi mới chào đời tại phòng khám Nyarugusu. Ở Tanzania, sinh thường là lựa chọn duy nhất của nhiều bà bầu, dù đó không phải là điều họ mong muốn. Phòng khám Nyarugusu thiếu bác sĩ nên không thể mổ đẻ cho sản phụ. Ảnh: Sameer Satchu. |
Nữ hộ sinh Jackeline Gideon Mwiguta đưa nhau thai và các chất thải y tế khác đổ vào hố đựng rác thải của bệnh viện. Hố không có lớp lót bên trong, bên trên chỉ có một nắp đậy, sau đó rác sẽ được đốt theo cách thủ công. Ảnh: Sameer Satchu. |
Theo WaterAid, 23 triệu người Tanzania không có nước sạch để sử dụng. Mỗi năm, 3.000 trẻ em ở nước này bị tử vong vì tiêu chảy, nguyên nhân xuất phát từ nguồn nước và vệ sinh kém. Ảnh: Sameer Satchu. |
Nhân viên vệ sinh Mbaruku.K Nduhuye đổ chất thải y tế lấy từ phòng khám vào một hố rác được đốt lộ thiên. Ảnh: Sameer Satchu. |
Theo WaterAid, 15% dân số Tanzania sử dụng nhà vệ sinh. Ảnh trên là nhà vệ sinh bên ngoài phòng khám Nugurusyu. Ảnh: Sameer Satchu. |
Sản phụ Paulo nằm bên cạnh con gái Nemma (1 ngày tuổi) tại nhà riêng. Nếu không có nước sạch, bé Nemma đối diện với nguy cơ bị nhiễm trùng cao. Ảnh: Sameer Satchu. |