Tôi là Trần Thị Hợi, sinh năm 1982, là một nông dân, sống tại xóm 4, xã Bắc Sơn (Đô Lương, Nghệ An). Gia đình tôi kinh doanh trang trại theo mô hình vườn - ao - chuồng với tổng diện tích 3.000 m2. |
Năm 12 tuổi, một lần làm rau cho gà ăn, bàn tay của tôi bị máy cắt cuốn vào. Tay phải mất đi 3 ngón, tôi trở thành người khuyết tật, học hành, làm việc hay sinh hoạt thường ngày đều gặp khó khăn. |
Là hộ nghèo trong khu vực, năm 2010, vợ chồng tôi được hỗ trợ vay vốn để làm trang trại. Từ 2 con lợn làm giống ban đầu, trang trại của vợ chồng có thêm 10 con, rồi 20 con. Nhưng năm thì dịch, năm lại mưa lũ, đàn lợn dẫu nhiều cũng chẳng đủ sinh lời. Bản thân chưa có nhiều kiến thức về kinh doanh hay mở rộng đầu ra, nên đến nay, vợ chồng tôi vẫn chưa trả hết nợ. |
Được chị em phụ nữ trong xóm 4 động viên, tôi tham gia chương trình "Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế", mục đích là trau dồi kiến thức về làm kinh doanh mô hình hộ gia đình rồi về trao đổi lại với mọi người quanh khu vực. |
Tôi dậy từ 4h30 để chuẩn bị. Lần đầu được tham dự một chương trình lớn như vậy, tôi không giấu được sự hồi hộp và lo lắng. |
Sự kiện được tổ chức tại TP. Vinh, cách nhà tôi 70 km. Khi trời còn chưa tỏ, tôi đã ra bắt xe khách để đến kịp giờ. |
Đúng 7h, tôi có mặt tại điểm tổ chức. Khán phòng dần được lấp đầy bởi 200 cán bộ, hội viên phụ nữ trên khắp địa bàn tỉnh Nghệ An. Điểm chung giữa chúng tôi không chỉ là giới tính hay công việc nội trợ chính trong gia đình, mà còn là ước muốn phát triển kinh tế gia đình để cải thiện thu nhập, trang trải cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn. |
Tôi tìm cho mình một chỗ ngồi gần các chị em cùng xã. Im lặng lắng nghe mọi người phát biểu, tôi vẫn không khỏi rụt rè, lo lắng trong lòng. |
Buổi học có sự xuất hiện của giảng viên kinh tế đến từ nhãn hàng Sunlight, Unilever Việt Nam. Nội dung giảng dạy chính là cách thức giúp phụ nữ làm kinh doanh và tập huấn mô hình phát triển kinh tế tại gia. Đây cũng là điều những chị em như tôi rất mong muốn tìm hiểu, đặc biệt khi kinh tế gia đình trở nên khó khăn hơn sau dịch bệnh Covid-19. |
Tôi như bừng tỉnh khi chị Hương Giang - Phó chủ tịch Hội Phụ nữ Nghệ An chia sẻ: “Khó khăn lớn nhất của các chị em khi làm kinh tế không phải là kiến thức, không phải vốn đầu tư… Cái khó duy nhất là chưa tự tin, chưa thực sự nghĩ rằng chúng ta sẽ làm được”. Tự ti về khiếm khuyết của bản thân chính là điều bấy lâu nay luôn kìm giữ tôi trước những ước mơ riêng. Giờ đây, tôi nhận ra, để làm được những việc lớn lao hơn, trước hết cần có niềm tin vào khả năng của chính mình. |
Tôi cũng có không ít ý tưởng phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình như bao thành viên có mặt ở đây, nhưng vì sợ rủi ro, nên đến nay vẫn chưa dám thực hiện. Sau chương trình này, tôi nghĩ mình đã phần nào gỡ bỏ được tâm lý dè dặt đó. |
11h50, chúng tôi nghỉ giải lao, cùng nhau tập thể dục và đấm bóp để xua đi sự mệt mỏi. |
Trong giờ nghỉ trưa, tôi tranh thủ trò chuyện, chia sẻ với chị em về những khó khăn gặp phải. Rất nhiều người cũng thuộc diện hộ nghèo đến đây để học hỏi phát triển kinh tế. Có người thiếu vốn, người thiếu kiến thức chuyên môn, người lại bận việc gia đình… và có cả những người chưa đủ tự tin giống tôi nữa. |
13h, chúng tôi quay trở lại buổi tập huấn. Nửa sau chương trình, tôi dần hòa nhập với mọi người hơn. Chúng tôi hào hứng khi được giao bài tập thực hành ngay tại chỗ. |
Chúng tôi chia ra làm 8 đội, cùng nhau phát triển ý tưởng dựa trên 5 mô hình kinh doanh do Sunlight gợi ý: Tạp hóa, quán ăn - quán nước, tiệm may, tiệm làm tóc - gội đầu, cửa hàng quần áo. |
Sắp tới, nhãn hàng Sunlight sẽ thực hiện hỗ trợ vốn lên đến 50 triệu đồng cho 3 dự án cấp tỉnh dành cho các phụ nữ nông thôn chưa có nghề nghiệp hoặc thu nhập ổn định, có ý tưởng làm kinh tế. Tôi và các chị em trong nhóm quyết định sẽ xây dựng kế hoạch để tham gia chương trình này. |
Kết thúc buổi tập huấn, tôi cùng các chị em chụp ảnh kỷ niệm. Tôi đã học được bài học lớn về tự tin khi được tham dự chương trình. |
Bắt chuyến xe cuối ngày, tôi trở về nhà. |
Trong bữa cơm tối với con trai, tôi hào hứng kể con nghe về buổi tập huấn sôi nổi ngày hôm nay. Tôi cũng không quên nói về dự định tập trung chị em trong thôn để truyền đạt lại cho họ nghe những điều đã học hỏi được. |
Phía bên ngoài, màn đêm đã phủ lên cả trang trại nhỏ của tôi. Chỉ cách chừng một năm, tôi còn khốn đốn chưa biết lo đầu ra cho đàn gia súc. Hiện giờ, tôi đã biết bước tiếp theo mình cần cố gắng những gì. Làm kinh tế tại gia chính là con đường phù hợp với những chị em như tôi, để vừa có thời gian chăm sóc cửa nhà, vừa có thể đóng góp nhiều hơn cho chính gia đình và xã hội. |
Ngày mới lại bắt đầu, tôi bắt đầu công việc như bao ngày khác nhưng với một tâm thế hoàn toàn mới - tự tin và lạc quan hơn, bởi tôi biết rằng bản thân có nhiều tiềm năng để phát triển và có cuộc sống hạnh phúc hơn. Đó là giá trị lớn nhất mà chương trình “Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế” đã mang lại cho tôi cũng như những phụ nữ khác trên nhiều dải đất khác ở Việt Nam, tôi tin là như thế. |
Bình luận