1. Halt (tạm dừng): Giả sử con bạn đang đánh anh chị em bằng đồ chơi hoặc về sau giờ giới nghiêm, bất kể hành động của chúng là gì, trước khi phản ứng, phụ huynh hãy dừng lại và tự hỏi "Hành vi của con xuất phát từ đâu?". Trẻ em thường thể hiện những khó khăn của mình thông qua "hành vi sai trái" hoặc nổi nóng, giải quyết sự khó chịu và căng thẳng bằng cơn giận dữ hoặc khóc lóc. Vai trò của phụ huynh là phải nhìn thấu hành vi để hiểu bản chất của vấn đề. |
Tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm lý, đôi khi, phụ huynh gặp khó trong việc ngăn bản thân phản ứng theo bản năng và lặp lại những hành động tồi tệ trong quá khứ. Vì vậy, phụ huynh cũng cần nhận thức rõ về bản thân, tránh để mình rơi vào những khuôn mẫu cũ và cho phép bản thân hành động từ lòng trắc ẩn và sự chủ động. |
2. Empathy (đồng cảm): Mục tiêu chính của bước này là đảm bảo trẻ cảm thấy an toàn, được nhìn nhận và lắng nghe trước khi cha mẹ bắt đầu đặt ra giới hạn, dạy dỗ hoặc giải quyết vấn đề. Sự đồng cảm có nghĩa là nhìn thế giới của trẻ theo cách chúng nhìn và tin tưởng vào cảm xúc của chúng. |
Để đồng cảm với con, đầu tiên, phụ huynh hãy chào đón cảm xúc của trẻ; xác nhận và thừa nhận cảm xúc của con. Sau đó, bạn hãy thực sự lắng nghe, có thể hỏi rõ thêm nếu cần. Bạn đừng nên phán xét hay cố gắng sữa chữa hành vi của trẻ. Và cuối cùng, bạn cần nói ít hơn và kiểm soát cảm xúc của bản thân. |
3. Limits (giới hạn): Ngay cả khi đồng cảm, cha mẹ vẫn cần đặt ra những giới hạn rõ ràng. Mục tiêu của phụ huynh là đặt ra ranh giới, tạo ra quy định và dạy cho con hành vi cư xử phù hợp. Theo đó, sau khi thừa nhận cảm xúc của trẻ, phụ huynh hãy truyền đạt rằng hành vi của con không được chấp nhận và đưa ra lựa chọn thay thế. |
Ví dụ, khi trẻ không chịu ăn tối và ném đồ ăn, dụng cụ, phụ huynh có thể nói rằng "Mẹ thấy con đang rất bực bội, con không muốn ăn tối, nhưng con không được ném đồ khi tức giận. Con có thể nói cho mẹ biết con đang bực bội và con cần bình tĩnh lại". Trong trường hợp này, trẻ có thể bật khóc hoặc phản ứng lại khi phụ huynh đặt ra giới hạn. Nhưng điều đó không có nghĩa là giới hạn đó sai. Trẻ cần sự yên tĩnh và kết nối từ phụ huynh. Nói cách khác là thấu hiểu và gần gũi. |
4. Proximity (gần gũi): Thông thường, trẻ em sẽ thương lượng, năn nỉ hoặc mặc cả với cha mẹ để thay đổi giới hạn. Khi chúng nhận ra câu trả lời không thay đổi, chúng sẽ buồn bực. Quá trình xử lý cảm xúc này hoàn toàn lành mạnh và bình thường, bạn không cần quá lo lắng rằng mình đang nghiêm khắc quá mức với trẻ. Để trẻ có thể tự điều chỉnh cảm xúc hiệu quả, trước tiên, cha mẹ phải đồng hành cùng chúng trong quá trình đó. |
Theo các chuyên gia, để giúp con cái bình tĩnh lại, cha mẹ cần ở gần chúng. Hãy quan sát để nhận biết thời điểm cơn giận hoặc nỗi thất vọng của trẻ chuyển thành buồn bã. Đây là thời điểm vàng để phụ huynh kết nối với con, dạy con học cách chấp nhận sự yếu đuối và thể hiện bản chất thật của mình. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.