Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Quá khứ đen tối ở hòn đảo chỉ có 38 người sinh sống

Hòn đảo biệt lập Pitcairn trải qua 300 năm lịch sử đen tối. Hiện tại, cư dân ở đây đang cố gắng phục hồi hình ảnh và khuyến khích thêm người đến sinh sống.

Số dân hiện tại trên đảo Pitcairn chỉ còn 38 người sinh sống. Ảnh: Alamy.

Nằm ẩn mình giữa một quần đảo tại Thái Bình Dương, đảo Pitcairn (Anh) là một trong những nơi hẻo lánh nhất trên thế giới với chỉ 38 cư dân sinh sống. Hòn đảo nhỏ bé này dài 3 km và rộng 1,6 km, cách Peru khoảng 5.600 km về phía Đông và cách New Zealand cùng khoảng cách về phía Tây. Đảo láng giềng gần nhất là Tahiti (Pháp), cách xa tới 2.170 km.

Từ thế kỷ 18, Pitcairn đã trở thành nơi định cư xa xôi của hậu duệ những thành viên nổi loạn trên tàu HMS Bounty, theo The Sun.

Các nhà khảo cổ học cho rằng những người định cư đầu tiên đã sống trên đảo từ thế kỷ 15. Lúc này, nguồn tài nguyên thiên nhiên ở đây còn dồi dào.

Tuy nhiên, theo thời gian, các nguồn tài nguyên này dần cạn kiệt, gây ra cuộc nội chiến trên đảo, dẫn đến sự diệt vong của cộng đồng này.

Du lich dao,  Du lich dao Pitcairn anh 1

Đảo Pitcairn là một thuộc địa xa xôi của Anh nằm ở giữa Nam Thái Bình Dương. Ảnh: iStock.

Vào năm 1789, Pitcairn đã được tái phát hiện bởi những kẻ nổi loạn người Anh đang tìm kiếm nơi ẩn náu.

Chiến hạm HMS Bounty của Hải quân Anh đang trên hành trình từ Tahiti đến Tây Ấn. Trong suốt chuyến đi kéo dài 17 tháng, một mâu thuẫn lớn nảy sinh giữa thủy thủ đoàn và vị thuyền trưởng trẻ tuổi William Bligh.

Khi đang ở giữa Thái Bình Dương, cuộc nổi loạn nổ ra. Thuyền trưởng Bligh cùng một số ít người trung thành bị buộc phải lên một chiếc thuyền nhỏ không mái chèo và bị bỏ lại để chết.

Kỳ diệu thay, họ đã sống sót và vượt qua quãng đường 6.400 km đến nơi an toàn, bất chấp việc phải đối mặt với những vùng biển xa xôi và khắc nghiệt nhất trên thế giới.

8 kẻ nổi loạn từ tàu Bounty đã định cư trên đảo Pitcairn cùng với 6 người đàn ông và 12 phụ nữ Polynesia mà họ mang theo từ Tahiti.

Du lich dao,  Du lich dao Pitcairn anh 2

Cuộc nổi loạn trên tàu HMS Bounty của Hải quân Hoàng gia vào ngày 28/4/1789. Để tránh bị phát hiện, những kẻ nổi loạn sau đó định cư trên đảo Pitcairn. Ảnh: Alamy.

Họ quyết định biến hòn đảo này thành nơi ẩn náu ít ai biết do vị trí trên bản đồ khi đó bị ghi sai. Nhờ vào lỗi sai này, những kẻ nổi loạn đã có thể sống trên đảo với ít nỗi lo bị phát hiện.

Họ đốt cháy con tàu của mình và định cư vĩnh viễn trên đảo để bắt đầu một cuộc sống mới.

Ban đầu, cuộc sống trên đảo dần ổn định trong sự biệt lập, nhưng theo thời gian, căng thẳng giữa những người dân bắt đầu gia tăng.

Chỉ trong vòng 4 năm, chỉ còn lại 4 kẻ nổi loạn cùng 10 người phụ nữ và con cái của họ. Số còn lại đã bị thảm sát trong những cuộc bạo lực đẫm máu.

Từ đó, dân số của hòn đảo bắt đầu tăng lên và đạt đỉnh điểm vào năm 1937 với khoảng 233 cư dân. Tuy nhiên, chỉ vài năm sau, phần lớn dân số bắt đầu di cư sang New Zealand để tìm kiếm cuộc sống và cơ hội tốt hơn, khiến dân số giảm mạnh.

Năm 2004, hòn đảo từng được coi là thiên đường này gây rúng động trên toàn thế giới bởi một vụ lạm dụng trẻ em. 7 người đàn ông, bao gồm cả thị trưởng Pitcairn, Steve Christian, bị kết án với hàng loạt tội danh liên quan đến lạm dụng tình dục.

Họ đã bị đưa ra xét xử với 41 tội danh trong một phiên tòa tại Auckland, New Zealand. Những kẻ phạm tội nhận bản án một năm sau đó.

Hiện tại, số cư dân còn lại trên đảo còn chưa đến 50 người. Họ đang cố gắng để thu hút thêm người dân nhằm ngăn chặn nguy cơ hòn đảo bị lãng quên.

Tuy nhiên, với vị trí hẻo lánh, việc này đã trở thành một thách thức lớn đối với cư dân trên đảo, mặc họ đã cung cấp visa miễn phí và chi phí di chuyển cho những ai muốn chuyển đến.

Jacqui Christian, 44 tuổi, sinh ra tại Pitcairn, chia sẻ: “Chúng tôi kêu gọi nhiều người đến để tăng cường dân số và đã nhận được nhiều sự quan tâm, nhưng chỉ có một người nộp đơn xin chuyển đến Pitcairn. Thực tế, ở đây không có nhiều việc làm".

Christian cho biết thêm: “Trước đây, người dân trên đảo thường bán tem để gây quỹ. Nhưng việc sưu tập tem không còn phổ biến như xưa. Từ năm 2004, hòn đảo sống dựa vào viện trợ của chính phủ và giờ đây chúng tôi đang cố gắng trở lại tự cung tự cấp”.

Kinh tế chính của hòn đảo dựa vào du lịch khi các chuyến du thuyền ghé qua đảo để tham quan.

Nơi đây còn có một số công trình và dịch vụ, bao gồm một nhà thờ, một sân tennis và một bảo tàng trưng bày các hiện vật từ những cư dân đầu tiên được biết đến và cả những mảnh vỡ từ con tàu HMS Bounty, con tàu đã đến đảo vào những năm 1790.

Mục Du lịch - Ẩm thực gửi tới độc giả những tựa sách hay, truyền cảm hứng xê dịch. Không chỉ là những chuyến du lịch đơn thuần, mỗi tác phẩm kể lại hành trình khám phá, học hỏi nhiều điều hay từ những nền văn minh, địa điểm mới của các tác giả.

> Xem thêm: Sách cho người xê dịch

Chuyện gì xảy ra với tảng băng lớn nhất thế giới?

Tảng băng lớn nhất thế giới, tên ký hiệu là A23a, khiến giới chuyên gia chú ý khi nó quay lại vị trí cũ sau hơn 5 tháng "lang thang" qua mũi phía Bắc của bán đảo Nam Cực.

'Ác mộng' du lịch của người dân 'đảo thiên đường' Tây Ban Nha

Hàng nghìn người dân đã đổ ra đường biểu tình chống lại du lịch ồ ạt trên đảo Mallorca vào ngày 21/7, khi làn sóng phản đối du khách ở Tây Ban Nha ngày càng gia tăng.

Minh Vũ

Bạn có thể quan tâm