Loài vật nào có 3 trái tim và 9 bộ óc?
National Post cho hay bạch tuộc là loài vật có tới 3 trái tim và 9 bộ óc. Trong đó, hai trái tim có nhiệm vụ bơm máu tới hai mang, trái tim thứ 3 đẩy máu tới các cơ quan khác. Trái tim thứ 3 sẽ ngừng đập khi bạch tuộc bơi. 9 bộ óc của loài vật này phân chia thành 1 bộ óc chính (giữ vai trò phân tích, đưa ra mọi quyết định) và 8 não phụ. |
8 não phụ của bạch tuộc được nối với...?
8 não phụ của bạch tuộc nằm ở gốc mỗi cánh tay (xúc tu). Khi xúc tu nhận được thông tin, nó sẽ truyền đến các não phụ để cơ quan này xử lý và chuyển tới não chính. Đặc điểm này cho phép các cánh tay của bạch tuộc hoạt động độc lập với nhau nhưng cùng hướng tới một mục tiêu. |
Máu của bạch tuộc màu gì?
Theo National Geographic, máu người và các động vật khác màu đỏ vì có các hemoglobin chứa sắt làm nhiệm vụ vận chuyển oxy tới tế bào. Trong khi đó,bạch tuộc sử dụng các cyanoglobin chứa đồng với chức năng tương tự. Các cyanoglobin chứa đồng khiến máu bạch tuộc màu xanh. |
Bạch tuộc ở đâu thường chết sau khi sinh con?
Theo National Post, những con bạch tuộc khổng lồ ở Thái Bình Dương được mệnh danh là giống loài có đức hy sinh tuyệt vời. Sau khi đẻ trứng ở các vực nước sâu, chúng sẽ sống với trứng trong 7 tháng không ăn uống. Điều này nhằm đảm bảo dòng nước giàu oxy và dinh dưỡng nuôi dưỡng trứng bạch tuộc. Bạch tuộc mẹ thường chết sau khi ấp trứng thành công. |
Sự thông minh của bạch tuộc đến từ đâu?
Được mệnh danh là loài vật thông minh nhất đại dương, bạch tuộc trở thành ẩn số hấp dẫn nhiều nhà nghiên cứu. Năm 2017, trên tạp chí Nature, nhóm nghiên cứu Joshua Rosenthal của Phòng thí nghiệm sinh học biển Woods Hole, Massachusetts và Eli Eisenberg tại Đại học Tel Aviv ở Israel, lý giải sự thông minh của bạch tuộc là do khả năng tự điều chỉnh, tự thiết kế lại các ARN trong cơ thể. Khả năng này đã xuất hiện trước khi có con người hiện đại khoảng 200.000 năm. Tuy nhiên, đến nay, chưa có câu trả lời cụ thể cho câu hỏi này. |
Bạch tuộc trốn tránh kẻ thù bằng cách?
Khi gặp kẻ thù, bạch tuộc sẽ phòng thủ bằng ba cơ chế: Phun mực, ngụy trang và tự tháo bỏ tua. Mực của có chứa melamin, làm át mùi của bạch tuộc, giúp nó dễ dàng trốn khỏi những kẻ săn mồi khát máu “đánh hơi”. |
Bạch tuộc nào có thể giết người chỉ với một vết cắn?
Theo Ocean Conservancy, bạch tuộc đốm xanh là một trong những động vật biển có nọc độc nhất thế giới. Nọc độc của loài vật này mạnh gấp 1.000 lần xyanua. Bên trong cơ thể nó chứa lượng chất độc đủ giết chết 26 người chỉ trong vòng vài phút. |