Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Rùng mình với những thứ diễn ra trong nhóm 'Chanh liều cao'

Theo các bác sĩ, thử áp dụng các mẹo chưa rõ nguồn gốc không chỉ khiến bệnh tình thêm trầm trọng, mà còn đẩy người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ vào tình huống nguy hiểm khó lường.

Có người kể rằng đã mãn kinh ba năm, uống nước chanh xong thì kinh nguyệt quay trở lại. Chuyện tưởng chừng vô lý này lại diễn ra trong nhóm cộng đồng “Chanh Liều Cao” trên Facebook.

Không chỉ mãn kinh, chanh còn được tin là có thể chữa bách bệnh, từ lẹo mắt, viêm tai mũi họng, đau dạ dày, gan nhiễm mỡ đến cả viêm phụ khoa.

Chanh vốn là nguyên liệu quen thuộc trong bếp người Việt, nhưng khi bị đẩy quá giới hạn và gán cho những công dụng vượt ngoài y khoa, nó có thể trở thành con dao hai lưỡi.

Chanh chữa bệnh?

Trao đổi với Tri thức - Znews, bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I (TP.HCM), khẳng định chưa có bất kỳ tài liệu khoa học nào công nhận hiệu quả của việc nhỏ nước cốt chanh vào các bộ phận như mắt hay tai mũi họng để điều trị bệnh.

nho chanh vao mat anh 1

Một người đàn ông chia sẻ bài viết nhỏ nước cốt chanh vào mắt con để chữa lẹo mắt.

Bác sĩ Khanh nhấn mạnh không chỉ vô tác dụng, việc tự ý nhỏ chanh, vốn chứa acid citric, vào các vùng niêm mạc nhạy cảm có thể gây ra hàng loạt hậu quả nghiêm trọng như bỏng rát, viêm kết mạc, xung huyết, loét giác mạc, thậm chí ảnh hưởng đến thị lực nếu tiếp xúc lâu dài với mắt.

Còn với mũi và tai, acid mạnh trong chanh có thể phá hủy lớp bảo vệ tự nhiên, gây kích ứng, chảy máu mũi. Nguy hiểm hơn, người dân có nguy cơ thủng màng nhĩ hoàn toàn có thể xảy ra nếu nước chanh thâm nhập sâu vào ống tai.

"Chỉ cần một lượng nhỏ acid citric tiếp xúc trực tiếp đã đủ để làm mỏng biểu mô giác mạc, có thể để lại sẹo vĩnh viễn và ảnh hưởng thị lực lâu dài. Với trẻ em - nhóm có lớp niêm mạc mỏng yếu nhất - mức độ nguy hiểm còn cao hơn nhiều lần", vị chuyên gia nói.

"Thuốc và độc chỉ khác nhau ở liều lượng"

Theo bác sĩ Trương Hoàng Hưng, chuyên khoa Nhi và giảng dạy lâm sàng tại Đại học Công nghệ Texas (TTU), Mỹ, chanh giàu vitamin C, tinh dầu thơm mát, acid citric chua chát, bioflavonoids chống oxy hóa, chất xơ, chất điện giải và hàng tá khoáng chất có lợi. Nhưng đó là khi chanh được dùng đúng cách và có chừng mực.

"Thuốc và độc chỉ khác nhau ở liều lượng. Uống một chút chanh mỗi ngày thì khỏe, nhưng nếu lạm dụng, đặc biệt là uống cốt chanh liều cao thì hậu quả không hề đơn giản", bác sĩ Hưng cho hay.

Bác sĩ Hưng phân tích dùng quá nhiều chanh, cụ thể là acid citric, chúng ta có thể bị các tác dụng phụ sau:

Phá hoại hệ tiêu hóa: Uống chanh quá mức có thể gây đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, tiêu phân đen, đặc biệt nguy hiểm với người có bệnh dạ dày như viêm loét, trào ngược.

nho chanh vao mat anh 2

Tài khoản Hướng Nguyễn chia sẻ uống 7-8 quả chanh mỗi ngày để chữa rất nhiều bệnh. Ảnh: Hướng Nguyễn/FBNV.

Ăn mòn men răng: Nghiên cứu từ 2006 cho thấy acid citric tuy là acid yếu nhưng đủ sức bào mòn lớp men răng nếu tiếp xúc thường xuyên. Soda có citric acid đã nguy hiểm, chanh tươi còn "nguy hiểm cấp độ cao" vì nồng độ acid đặc hơn.

Tăng nguy cơ nhiễm độc nhôm: Acid citric có khả năng kéo theo nhôm vào cơ thể, dễ tích tụ ở xương, vỏ não, liên quan đến các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer, Parkinson. Một nghiên cứu trên chuột cho thấy nồng độ nhôm trong não và xương tăng vọt khi dùng acid citric. Ngộ độc nhôm còn có thể gây thiếu máu, suy thận.

Gây ung thư: Trong một nghiên cứu, người ta đem các tế bào hệ miễn dịch người cho vào các thức ăn có nhiểu acid citric thì thấy tất cả tế bào đều có tổn thương DNA và có thể tạo thành tế bào ung thư sau này.

Giả thuyết cho rằng do acic citric khi kết hợp với sắt tạo nên hỗn hợp muối và phóng thích các gốc tự do làm tổn thương tế bào, nếu vượt quá khả năng sửa chữa của tế bào sẽ tạo nên ung thư.

Trước trào lưu trên nguy hại trên, các chuyên gia khuyến cáo tuyệt đối không tự ý áp dụng những phương pháp chưa được kiểm chứng khoa học. Việc nghe theo lời đồn, thử áp dụng các mẹo chưa rõ nguồn gốc không chỉ khiến bệnh tình thêm trầm trọng, mà còn đẩy người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ vào tình huống nguy hiểm khó lường.

Khi có dấu hiệu bất thường, hãy tìm đến các cơ sở y tế, nơi có bác sĩ chuyên môn và phác đồ điều trị rõ ràng. Đừng để vài dòng bình luận trên mạng thay thế cả quá trình học thuật và kinh nghiệm của ngành y khoa chính thống.

Con người ai cũng cần tình yêu

Tình yêu là một phạm trù rất rộng, nó không chỉ là tình cảm nam nữ mà còn bao hàm tình yêu thương với gia đình, bè bạn, niềm đam mê với công việc và sở thích cá nhân lành mạnh.

Được sống thật với chính mình luôn là một hạnh phúc. Trong cuốn sách "Sống thật để thật sự sống", người đọc được khuyến khích mở rộng tâm trí đón chào tiềm năng hiểu biết và yêu thương, đồng thời đưa ra những hướng dẫn rõ ràng và thực tế để sống dựa trên sự tử tế đó.

Giành sự sống cho bé 7 tháng tuổi bị mắc sởi biến chứng

Bệnh nhi 7 tháng tuổi ở Quảng Ninh nhập viện trong tình trạng sốt cao liên tục, ho nhiều, ban đỏ, đi ngoài lỏng nhiều lần gây mất nước, được chẩn đoán viêm phổi biến chứng.

Số ca bệnh tay chân miệng ở TP.HCM tiếp tục tăng

TP.HCM bước vào mùa bệnh tay chân miệng, số ca bệnh tăng trong hai tuần liên tiếp. Cơ quan y tế cảnh báo người dân không chủ quan, lơ là phòng chống dịch bệnh.

5 nguyên tắc giúp bạn 'dễ thở' với bệnh COPD

Những người mắc bệnh phổi mạn tính cần thay đổi lối sống sinh hoạt vì bệnh thường gây khó thở, ảnh hưởng cuộc sống hàng ngày.

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm