Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sài Gòn xưa và nay

Với những cư dân lâu năm của Sài Gòn, thành phố này ngoài ý nghĩa là nơi cư trú, đây còn là kỷ niệm và chiếc nôi văn hóa phương Nam.

Sài Gòn trong những tấm ảnh xưa và nay luôn gợi nhắc cho chúng ta nhớ lại một thời để hoài niệm, trân trọng và giữ lại cho mình sự bình lặng ở tâm hồn, giữa sự phát triển nhanh chóng và vòng xoay không ngừng của cuộc sống.

Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, nhưng đâu đó nhiều tuyến phố, công trình, con đường… vẫn lưu giữ những dấu vết cổ xưa. Đặc trưng của Sài Gòn là những con phố sầm uất, phồn thịnh và trầm mặc, một Sài Gòn nhộn nhịp ngựa xe, ồn ào phố thị với nhịp điệu cuống cuồng, hối hả… Sau hơn 300 năm hình thành và phát triển, Sài Gòn xưa và nay là TP.HCM đã trở thành một trung tâm thương mại sầm uất, lớn nhất nước.

Tuy nhiên, những ký ức về một Sài Gòn xưa yên ả, thơ mộng, thanh lịch mà không kém phần kiêu sa vẫn còn đọng lại ở những công trình kiến trúc cổ vẫn trường tồn đến ngày nay, mặc dù đô thị hóa đã phần nào làm thay đổi dáng dấp Sài Gòn xưa.

Những hình ảnh về Sài Gòn xưa và nay.

Ngày 11/11/1860, "sở Dây thép" Sài Gòn (tức Bưu điện Sài Gòn) được thành lập. Ngày nay, bưu điện thành phố vẫn giữ nguyên dáng dấp cổ kính như cách đây nhiều thập niên.
Nhà thờ Ðức Bà còn gọi là nhà thờ Chánh tòa Sài Gòn, một công trình kiến trúc lớn ở quảng trường công xã Paris, trung tâm thành phố được xây dựng 1863-1865. Đây là một trong những hạng mục hiếm hoi hầu như không thay đổi theo năm tháng. Nơi đây trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng.
Nhà hát Thành phố được xây dựng từ năm 1898 đến 1900, kiến trúc theo phong cách Pháp.
Chợ Bến Thành có từ trước khi người Pháp xâm chiếm Gia Định. Ban đầu, vị trí chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé. Bến này dùng cho khách vãng lai và quân nhân vào thành vì vậy có tên gọi là Bến Thành.
Dinh Thống đốc Nam kỳ được xây dựng 1870- 973. Sau khi xây dựng xong, dinh được đặt tên là Norodom, lấy theo tên của Quốc vương Campuchia lúc bấy giờ. Từ 1887 đến 1945, toàn quyền Đông Dương đã sử dụng dinh thự này làm nơi ở và làm việc nên dinh gọi là dinh Toàn quyền. Vào thời khắc lịch sử ngày 30/4/1975, nhân dân ta đã giành lại được dinh Độc Lập và nay đổi tên thành hội trường Thống Nhất.
Nhiều tòa nhà cao tầng mọc lên trên thành phố năng động phát triển.
Mảng xanh của TP.HCM xuất hiện ngày càng nhiều trên các tuyến đường.
Tư liệu: HKBike

Con sot xe dap dien do bo vao TP.HCM hinh anh

Cơn sốt xe đạp điện đổ bộ vào TP.HCM

0

Giá xăng thất thường, kẹt xe, tắc tường... đã khiến cho thị trường xe đạp điện nhanh chóng lên cơn sốt ở TP.HCM. Những chiếc xe đạp điện đang được người săn lùng.

Bạn có thể quan tâm