Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sai lầm của người lớn dễ khiến trẻ ích kỷ

Theo chuyên gia, lòng trắc ẩn, biết ơn của trẻ cần được giáo dục khi con còn nhỏ. Phụ huynh nên dạy trẻ biết "cho đi và nhận lại", để con lớn lên với sự nhân ái.

Sai lam de khien tre ich ky anh 1

Không dạy con yêu thương: Khi lên 3, trẻ bắt đầu thể hiện lòng trắc ẩn, sự đồng cảm. Do đó, theo nhà giáo dục, tiến sĩ Traci Baxley, tuổi lên 3 là giai đoạn quan trọng để cha mẹ dạy con biết yêu thương, tự lập. Tuy nhiên, không ít phụ huynh mắc phải một số sai lầm khiến con trưởng thành với tính cách ích kỷ, ỷ lại.

Sai lam de khien tre ich ky anh 2

Nói có với hầu hết yêu cầu của con: Theo CBNC Make It, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra đứa trẻ lớn lên với cảm giác được hưởng quyền lợi quá nhiều, đáp ứng mọi yêu cầu sẽ có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến bản thân thay vì người khác. Chúng hiếm khi có được sự đồng cảm với ai đó và dễ cư xử thiếu quy tắc. Đây là hệ lụy của việc cha mẹ chiều chuộng con quá mức, trẻ muốn gì được nấy. TS Traci nhận định cha mẹ đôi khi phải nói không với các đề nghị của con, để trẻ hiểu rằng cuộc đời không phải lúc nào cũng được như ý muốn. Con phải học cách chấp nhận điều không vừa ý, kiểm soát cảm xúc và đặt mình vào vị trí của người khác chưa khi đưa ra bất kỳ yêu cầu nào.

Sai lam de khien tre ich ky anh 3

Không giảng dạy con từ cử chỉ nhỏ nhất: Bạn có thể cho rằng con sẽ ít chú ý nhưng trên thực tế, trẻ quan sát rất kỹ cách bạn phản ứng với mọi vấn đề. Vì vậy, cha mẹ cần là tấm gương cho con. Trước mỗi hành động sai, phụ huynh nên giảng giải cho trẻ hiểu tại sao hành xử như vậy là ích kỷ, nếu đặt bản thân vào vị trí của người khác, chúng sẽ cảm thấy thế nào.

Sai lam de khien tre ich ky anh 4

Ngó lơ những thắc mắc “vĩ mô” của con: Trẻ nhỏ thường hỏi rất nhiều, nhất là từ 8 tuổi trở lên, con bắt đầu quan tâm các vấn đề rộng lớn, thậm chí mang tính toàn cầu. Lúc này, con có thể hiểu rằng cảm xúc của một người không thể dựa trên những gì đang xảy ra mà phụ thuộc nhiều yếu tố và chúng ta phải học cách sống chung với nó. Trẻ cũng bắt đầu biết cảm thông với nhóm người nào đó vô tình nhìn thấy trên tivi, mạng xã hội hay đi ngoài đường. Cha mẹ cần giải thích cho con hiểu, đồng cảm nhiều hơn không chỉ với người trong gia đình mà còn ngoài xã hội. Bạn gieo càng nhiều hạt giống nhân ái, con sẽ gặt được nhiều lòng trắc ẩn.

Sai lam de khien tre ich ky anh 5

Cho con mọi thứ mà không hiểu về lòng biết ơn: TS Traci cho rằng cha mẹ nên có chút thử thách cho con và giao hẹn rõ ràng để con hiểu được giá trị của việc mình làm. Ví dụ cho con làm việc nhà vì con là một phần của gia đình, hỗ trợ người khác vì “cho đi là nhận lại”, giúp đỡ và hiểu được tinh thần đồng đội. Chúng ta cũng nên dạy con nói cảm ơn khi được người khác giúp. Phụ huynh có thể cùng con viết “nhật ký biết ơn”, ghi lại các việc mà con đã làm cho người khác hoặc người khác làm cho con.

Sai lam de khien tre ich ky anh 6

Ít khi tham gia hoạt động tình nguyện: Đây là cách tốt để con kết nối với người khác và hiểu được giá trị của lòng nhân ái. Trẻ có thể tự làm tấm kính chắn giọt bắn hay ủng hộ khẩu trang cho y bác sĩ nơi tuyến đầu. Hay đơn giản, con trồng cây hay soạn quần áo, đồ dùng không mặc nữa để quyên góp. Con cũng có thể giúp bạn bè gặp khó khăn một số việc như ghi chép bài học, cho bạn mượn sách vở. Những hành động nhỏ sẽ giúp con mở rộng trái tim, hiểu được giúp đỡ người khác là điều quen thuộc và cần có trong cuộc sống hàng ngày.

Thói quen giúp cha mẹ tăng kết nối với con cái

Để gắn kết gia đình, cha mẹ cần thời gian tạo sợi dây liên kết với con cái bằng những việc làm đơn giản mỗi ngày.

Thiên Nhan

Bạn có thể quan tâm