Nhạy cảm, khó chấp nhận chỉ trích: Theo Parents, trong cuộc sống thực, bạn có thể thấy một số trẻ em rất nhạy cảm. Chúng không sẵn sàng chấp nhận những lời chỉ trích sau khi phạm sai lầm, luôn khóc lóc và gây ồn ào. Nếu như vậy, một khi gặp khó khăn, trẻ sẽ thu mình lại, sợ hãi và không dám đối mặt. Ảnh: Understood. |
Trẻ khó kiểm soát được cảm xúc: Theo Daydaynews, la hét, cáu gắt hay đập đồ thường xuyên là dấu hiệu con bạn có thể có chỉ số EQ thấp. Điều này cho thấy trẻ không kiểm soát được cảm xúc của mình và dễ bị tác động bởi ngoại cảnh. Ảnh: Laopinion. |
Nói xấu người khác: Tâm lý muốn được chú ý, hơn người và không tôn trọng người khác cũng có thể là dấu hiệu con bạn có chỉ số EQ không cao. Những trẻ này rất hay phàn nàn chê bai, không hài lòng với mọi việc và bất kỳ ai. Tính cách đó dẫn đến việc trẻ không biết tự nhìn nhận chính mình, luôn thấy điểm xấu của người khác và thường nói xấu sau lưng họ. Ảnh: Childrenshealth. |
Luôn tìm cách đổ lỗi: Những trẻ có EQ thấp thường tìm mọi cách đổ lỗi, không chịu trách nhiệm về sai lầm, thất bại của mình. Chúng không có đủ dũng cảm để tự nhận lỗi. Lúc này, thay vì mắng mỏ, cha mẹ nên trò chuyện, phân tích đúng sai và giúp con tìm cách sửa chữa sai lầm. Ảnh: Becomingminimalist. |
Hay nói chen, ngắt lời người khác: Trẻ thích nói chuyện, giao tiếp là điều bình thường và cần thiết. Tuy nhiên, việc ngắt lời người khác để chứng tỏ bản thân lại không tốt. Điều này cho thấy trẻ đang thiếu tôn trọng người xung quanh. Thái độ này chính là thể hiện chỉ số cảm xúc của con rất thấp. Ảnh: Theasianparent. |
Không nghe theo lời khuyên của người khác: Những đứa trẻ như vậy thường thiếu tự chủ, dễ gặp vấn đề trong việc ứng xử và giao tiếp với người khác. Nếu trẻ thường xuyên xuất hiện tình trạng này ở gần như mọi khía cạnh, đó là biểu hiện của chỉ số EQ thấp, cha mẹ không được phớt lờ. Ảnh: Diocesesa. |