Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BRANDVOICE

Sẽ thế nào nếu những thành viên trong gia đình mở lòng lắng nghe nhau?

Thiếu sự sẻ chia và đồng cảm khiến nỗi niềm của mỗi cá nhân không được hiểu thấu. Khoảng cách vô hình giữa các thành viên trong gia đình cũng vì thế ngày một lớn dần.

Gan tim them yeu thuong anh 1

Thiếu sự sẻ chia và đồng cảm khiến nỗi niềm của mỗi cá nhân không được hiểu thấu. Khoảng cách vô hình giữa các thành viên trong gia đình cũng vì thế ngày một lớn dần.

Bước vào tuổi trưởng thành, con cái không còn là những đứa trẻ bé bỏng sống trong vòng tay bao bọc của cha mẹ. Thế giới quan, nhân sinh quan và giá trị quan thay đổi khiến thế hệ trẻ đôi khi có những suy nghĩ khác biệt với đấng sinh thành. Song, không phải ai cũng lựa chọn chia sẻ hoặc thể hiện điều đó theo hướng “vẹn cả đôi đường”. Ở chiều ngược lại, dù cố gắng bắt nhịp tư tưởng tiến bộ để thấu hiểu con hơn, đôi khi cha mẹ không tránh khỏi những phút xung đột vì cho rằng mình luôn đúng.

Khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trăng là 384.400 km. Thế nhưng, dù xa đến đâu, hành trình này vẫn có thể đong đếm bằng con số, còn khoảng cách giữa những trái tim không hiểu nhau trong gia đình là không thể định lượng. “Khoảng cách nào trên đời này là xa nhất?” cũng là câu hỏi được PNJ đặt ra ngay đầu phim ngắn Gần tim, thêm yêu thương vừa ra mắt nhân dịp Ngày Gia đình Việt Nam.

Gan tim them yeu thuong anh 2

Sau gương mặt trầm tư của các nhân vật cùng câu hỏi ở phân cảnh mở đầu, bộ phim đưa người xem đến những xung đột tạo tiền đề cho sự xa cách giữa các thành viên. 3 cặp cha mẹ - con cái đại diện cho 3 câu chuyện riêng, nhưng lại là nỗi niềm chung của nhiều gia đình.

Đó là người con gái trưởng thành muốn ra ở riêng để tập sống tự lập; người con trai quyết định nghỉ ngang đại học để theo đuổi ước mơ làm nhà thiết kế thời trang; người con gái tới tuổi kết hôn muốn đi theo tiếng gọi trái tim để đến với bạn trai kém tuổi.

Gan tim them yeu thuong anh 3

Có lẽ không người trẻ nào bước vào tuổi trưởng thành chưa từng một lần nghĩ đến việc ở riêng. Ngay cả khi cuộc sống gia đình ổn định và hạnh phúc, mong muốn được công nhận như một “người lớn” hay thỏa sức bay nhảy với những ước mơ, hoài bão vẫn luôn hiện hữu.

Rời xa vòng tay cha mẹ không phải lúc nào cũng xuất phát từ suy nghĩ nông nổi và thiếu tích cực. Đôi khi, đó chỉ là cách để thế hệ con cái chứng minh với đấng sinh thành rằng bản thân đã đủ lớn, không còn phụ thuộc, có thể tự lo và chịu trách nhiệm cho cuộc đời mình. Trái lại, rời xa con luôn là thử thách khó khăn với bất kỳ người làm cha, làm mẹ nào. Sự hiện diện của con cái suốt hàng chục năm đã trở thành một hình ảnh quen thuộc trong ngôi nhà chung.

Nhiều cha mẹ e ngại cuộc sống tự lập với nhiều thử thách khiến con bỏ bê bản thân, đặc biệt khi đã quen với việc hàng ngày được chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ. Xa hơn, cha mẹ sợ rằng một khi để con rời xa tổ ấm, chúng sẽ “sải cánh bay xa” mà không còn hướng về gia đình. Tâm lý này vô hình trung sinh ra phản ứng tiêu cực, khiến phụ huynh liên tưởng tới nhiều mục đích khác, như người cha ở phim ngắn nói: “Ba nói không là không. Con ra ngoài để tụ tập ăn chơi chứ gì?”.

Câu chuyện thứ 2 tạo ra hiệu ứng đồng cảm mạnh mẽ, khi một bên là người con đại diện cho thế hệ trẻ muốn theo đuổi công việc mơ ước, một bên là người mẹ đại diện cho các phụ huynh mong muốn con cái có tương lai ổn định. Đó là lý do người mẹ trong phim ngắn, vào khoảnh khắc bộc phát cảm xúc, đã lỡ tay ném đi những thiết kế thời trang của cậu con trai kèm lời trách móc: “Là sao con? Bao nhiêu người mơ vào trường Y không được. Còn con bỏ học, đi làm ba cái tào lao này đó hả?”.

Thi đỗ trường Y được ví như ước mơ chỉ khi trải qua hành trình gian khổ mới có thể với tới và bác sĩ là nghề nghiệp cao quý mà bất cứ cha mẹ nào cũng muốn con cái theo đuổi. Không khó để hình dung việc người con trai trong phim ngắn thi đỗ trường Y khiến người mẹ hạnh phúc thế nào. Và cũng rất dễ để nhận ra người mẹ đã sốc ra sao khi cậu chọn từ bỏ để theo đuổi ước mơ làm nhà thiết kế thời trang, vốn là “thứ tào lao” trong mắt người lớn.

Gan tim them yeu thuong anh 4

Dựng vợ, gả chồng là nỗi trăn trở của cha mẹ khi con cái bước vào tuổi trưởng thành. Không chỉ những người chuẩn bị thành vợ chồng, mà ngay cả các bậc phụ huynh cũng luôn đau đáu câu chuyện làm sao tìm được người phù hợp, cùng vun vén tổ ấm riêng và hướng đến hạnh phúc viên mãn về sau.

Tuy nhiên, mỗi người lại có một quan điểm khác nhau về sự “phù hợp”. Trang - người con gái trong câu chuyện thứ 3 - tin rằng mình đã tìm được ý trung nhân, nhưng bố mẹ cô lại không nghĩ vậy bởi cách biệt về tuổi tác. Trong phân cảnh đôi bên trò chuyện qua điện thoại, mẹ Trang nói: “Cái gì? Cái thằng như con nít mà lấy cái gì? Rồi sau này nhắm nó có chăm lo nổi cho con không? Hết người lấy hay sao mà nhất định phải lấy cái đứa nhỏ tuổi hơn vậy Trang?”.

Thông qua 3 câu chuyện, có thể thấy mâu thuẫn - điều đáng lẽ không nên xuất hiện trong gia đình - xảy đến khi cả cha mẹ và con cái, ai cũng có cái lý riêng. Điều phụ huynh cho là tốt, là đúng chưa chắc đã phải điều con cái muốn và ngược lại. Những giọt nước mắt rơi, thái độ phản kháng, tức giận, buồn bã hay đau khổ đến từ cả đôi bên là mình chứng cho sự thiếu thấu hiểu. Để rồi câu trả lời cho câu hỏi đầu phim ngắn hiện lên: “Thì ra khoảng cách xa nhất là khoảng cách giữa những trái tim không hiểu nhau”.

Gan tim them yeu thuong anh 5

Khi ngày dài kết thúc, màn đêm buông xuống là thời điểm mỗi người có cơ hội lắng lại để suy nghĩ về những bất đồng đã qua. Bất ngờ, giả thiết “Vậy sẽ thế nào nếu những trái tim ấy thử một lần gần lại, mở lòng lắng nghe nhau?” hiện lên như một điểm sáng hy vọng. Có lẽ, nếu mỗi người bình tâm hơn, chấp nhận gạt bỏ cái tôi, biết cách đặt mình vào vị trí của người đối diện để thấu hiểu tâm tư, tình cảm, mong muốn của nhau, mâu thuẫn trước đó đơn giản chỉ là những hiểu lầm không đáng có.

Khi khoảng cách giữa những trái tim ngày một lớn, bước về phía nhau là cách duy nhất để thu hẹp. Song, hành động mở lòng đó phải tới từ cả hai phía. Sự chủ động được thể hiện qua những câu nói trong cuộc trò chuyện trực tiếp, nhưng cũng có thể được cài cắm một cách khéo léo qua nhiều tin nhắn, bức thư tay hay món quà. Dù thể hiện bằng cách nào, việc nói lên suy nghĩ của bản thân cũng mang đến sự thay đổi rõ rệt trong mối quan hệ gia đình.

Gan tim them yeu thuong anh 6

“Con biết ba lo cho con nhiều lắm. Nhưng con cũng muốn thử sống tự lập, giống như ba má hồi đó vậy” - gạt bỏ những giận hờn, người con gái gửi tin nhắn tới cha thay cho lời xin lỗi vì đã lỡ bỏ đi giữa bữa cơm. Tâm sự của con khiến người cha suy nghĩ lại về phản ứng có phần thái quá của mình. Ông không chỉ đồng ý việc ra riêng, mà còn chủ động hẹn qua nhà con gái vào cuối tuần để thử tài nấu nướng.

Trong khi đó, vì quá sốc trước phản ứng của mẹ, Trang tìm đến cha để giãi bày tâm sự về tình cảm thật lòng cô và bạn trai dành cho nhau. Ông trở thành cầu nối giữa 2 mẹ con, thuyết phục vợ rằng trong hôn nhân, việc vợ chồng thương nhau là điều quan trọng nhất.

Hôm sau, mẹ Trang là người chủ động gửi tin nhắn: “Làm gì thì làm, 2 đứa nhất định phải hạnh phúc nghe chưa con”. Nhìn vào dòng chữ ngắn ngủi nhưng chứa đựng cả sự chấp thuận, chúc phúc từ người từng kịch liệt phản đối mối quan hệ, cả Trang và bạn trai đều vỡ òa trong hạnh phúc.

Đặt bó hoa kèm món quà nhỏ và bức thư tay lên chiếc mannequin trước cửa phòng mẹ, người con trai như muốn ngầm khẳng định bản thân sẽ tiếp tục đi theo con đường đã chọn.

“Mẹ ơi. Có thể mẹ không có một người con làm bác sĩ, nhưng mẹ sẽ có một stylist làm đẹp cho mẹ mỗi ngày. Mẹ chịu không? Con thương mẹ nhiều” - đọc xong những lời tâm sự trên bức thư, người mẹ không kìm được nước mắt và nhận ra bản thân đã quá nghiêm khắc, vì muốn điều mình cho là tốt nhất mà không nghĩ tới hạnh phúc nơi con.

Khi người con tự tay đeo cho mẹ chiếc dây cổ, sau những cuộc cãi vã, cả hai cuối cùng cũng có cơ hội xích lại gần nhau hơn. Đó là khoảnh khắc của những trái tim gần, cái ôm, nụ cười và cả giọt nước mắt hạnh phúc.

Không có gì đáng quý hơn mối quan hệ tình thân, đặc biệt trong bối cảnh cuộc sống hiện đại khiến người ta đôi khi quên đi giá trị của tình cảm gia đình. Để xóa nhòa khoảng cách vô hình giữa các thành viên và giúp những trái tim thêm gần nhau hơn, sự kết nối là điều đặc biệt quan trọng.

Đó cũng là thông điệp lay động người xem ở phần cuối của phim ngắn - “Nếu như những trái tim cùng nhà chịu gần lại, ai cũng sẽ có cơ hội được lắng nghe, được thấu hiểu, để chấp nhận và thay đổi vì nhau. Khi đó, yêu thương sẽ đong đầy giữa những trái tim gần, dưới những mái nhà ấm”.

Gan tim them yeu thuong anh 7

Thấu hiểu khúc mắc, rào cản và khoảng cách của các thành viên trong bối cảnh cuộc sống hiện đại, PNJ mong muốn đồng hành những gia đình Việt Nam trên hành trình nuôi dưỡng mối quan hệ tình thân bền vững, khuyến khích cha mẹ và con cái có kết nối thực sự với nhau. Qua đó, PNJ truyền cảm hứng để các thành viên trong gia đình gần nhau hơn, thêm thương nhau hơn qua chiến dịch “Gần tim, thêm yêu thương”.

Ngày gia đình Việt Nam sắp tới, cùng PNJ giữ cho “tim gần” và xóa nhòa mọi khoảng cách với cha mẹ thông qua món quà tặng trang sức tinh tế, vừa mang ý nghĩa trọn vẹn, vừa đem đến giá trị tích luỹ bền lâu. Độc giả xem thêm thông tin chương trình ưu đãi tại đây.

Đắc Tú

Đồ họa: Ngân Bình

Bạn có thể quan tâm