Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sếp sốc vì nhân viên mới đột ngột biến mất

Tuyển dụng trong bối cảnh thiếu hụt lao động đã khó, các doanh nghiệp ở Mỹ còn phải đối mặt với tình trạng nhân viên mới biến mất, không đến nhận việc như đã thỏa thuận.

Enervise Inc. gần đây tìm được nhân sự cho vị trí có mức lương 75.000 USD/năm. Người được tuyển dụng cho biết anh sẽ chuyển đến thành phố Cincinnati và tham dự buổi định hướng công việc lúc 8h sáng thứ 2 đầu tiên đi làm. Tuy nhiên, trước đó một ngày, anh gửi email để thông báo mình đã thay đổi ý định.

Aaron Dorfman, Giám đốc tuyển dụng của công ty, phản hồi nhưng không nhận được lời gì thêm.

“Tôi thử gọi, nhưng chỉ nghe tiếng tút dài”, ông nói.

Theo Wall Street Journal, đó là xu hướng mới xuất hiện trong bối cảnh việc làm hậu Covid-19: một công việc sẽ không được nhận cho đến khi người được tuyển dụng thực sự có mặt ở nơi làm việc.

Dau dau vi nhan vien moi dot ngot bien mat truoc khi nhan viec anh 1

Các doanh nghiệp đau đầu vì tình trạng “nhân viên ma”, tức người mới được tuyển dụng không tới nhận việc mà không hề thông báo. Ảnh: Dave Cole/WSJ.

Ngày càng phổ biến

Đơn vị sản xuất, nhà hàng, hãng hàng không và công ty vệ sinh nằm trong số các nhà tuyển dụng chứng kiến lượng lớn người chấp nhận các vị trí công việc nhưng không đến làm.

Southwest Airlines Co. cho biết khoảng 15-20% nhân viên mới tuyển dụng không xuất hiện trong ngày đầu tiên theo thỏa thuận. Tại nhà cung cấp dịch vụ an ninh và cơ sở vật chất Allied Universal, khoảng 15% người biến mất trước khi bắt đầu làm việc.

Tình trạng kể trên, thường được gọi là “ghosting” (đột ngột cắt đứt liên lạc mà không đưa ra lời giải thích nào), không phải là mới. Trong thị trường lao động eo hẹp trước đại dịch Covid-19, các nhà tuyển dụng cho biết một số nhân viên nghỉ mà không báo trước.

Điều khác biệt hiện nay là ngày càng có nhiều người biến mất trước khi chính thức bắt đầu công việc.

Dau dau vi nhan vien moi dot ngot bien mat truoc khi nhan viec anh 2
Trước đây, Jonas Prizing chưa bao giờ thấy nhiều nhân viên mới tuyển dụng không hề xuất hiện ở công ty như thỏa thuận.

Jonas Prizing, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của công ty nhân sự ManpowerGroup Inc., cho biết: “Tỷ lệ ‘ghosting’ đang ở mức cao kỷ lục. Con số gấp nhiều lần những gì tôi từng thấy trong các chu kỳ thị trường lao động thắt chặt khác”.

Tại Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 3,6% trong tháng 3, tỷ lệ ứng tuyển và số người nghỉ việc cao kỷ lục. Trong khi đó, tỷ lệ bị sa thải là thấp nhất trong nhiều thập kỷ.

Nhiều công ty tổ chức hợp lý quy trình tuyển dụng hoặc cải tiến công nghệ, đôi khi giúp mọi người có thể ứng tuyển trực tuyến thành công trong vòng vài phút và không cần nói chuyện với nhà quản lý tuyển dụng.

“Sự gia tăng vắng mặt có thể chỉ là biểu hiện của thực tế rằng không ít ứng viên tự tin hơn rất nhiều vào khả năng tìm được việc làm của họ”, Nick Bunker, nhà kinh tế tại nền tảng tìm kiếm việc làm Indeed, cho biết.

Trong các bài đăng trên mạng, nhiều người đưa ra đủ lý do để từ chối công việc mới: có cơ hội tốt hơn giữa thời điểm được tuyển dụng và chính thức đi làm; phát hiện mức lương thấp hơn hoặc điều kiện làm việc khác với những gì được trao đổi. Một số thậm chí còn phàn nàn rằng các công ty tuyển dụng trước đây từng phớt lờ họ sau khi phỏng vấn hoặc nộp đơn.

Công ty tuyển dụng Murray Resources ở Houston chứng kiến các ứng viên không xuất hiện để phỏng vấn và bắt đầu công việc.

Keith Wolf, Giám đốc điều hành, cho biết: “Họ có quá nhiều lựa chọn trong thị trường này đến nỗi các quy tắc nghề nghiệp điển hình đang bị bỏ qua. Trên các ứng dụng hẹn hò, ‘ghosting’ được thế hệ trẻ chấp nhận như hiện tượng khó chịu nhưng phổ biến. Tôi tin rằng điều đó đang rò rỉ vào thế giới việc làm”.

Cuộc chiến nan giải

Doanh nghiệp dọn dẹp nhà cửa Duster & Daisy Green Clean Service ở Texas đang cố gắng thuê thêm 5 nhân viên vệ sinh khác. Tuy nhiên, để người mới xuất hiện trong vài buổi đào tạo được trả lương đã là cuộc đấu tranh chứ chưa nói đến xa hơn, quản lý Sunny Zhang cho biết.

Đôi khi, ứng viên ngừng trả lời tin nhắn khi nói về nơi sẽ đào tạo. Những người khác xuất hiện trong 1-2 ca làm việc, sau đó biến mất mà không nhận tiền lương.

Dau dau vi nhan vien moi dot ngot bien mat truoc khi nhan viec anh 3
Sunny Zhang cho biết những nhân viên mới tuyển đôi khi biến mất không lời giải thích.

Zhang cho biết khoảng 80% nhân sự mới sẽ biến mất mà không thông báo. Khoảng 2 tháng trước, cô cảm thấy suy sụp.

Trong cơn tức giận, Zhang thông báo trên trang tuyển dụng của công ty rằng: “Hãy ứng tuyển nếu bạn là người nghiêm túc tìm việc. Không im lặng một cách thiếu trách nhiệm”. Nhưng ngay cả nỗ lực đó cũng không mang lại kết quả.

Tại Allied Universal, công ty sử dụng 300.000 nhân viên ở Mỹ, khoảng 18% “ghosting” khi đại dịch mới bùng phát. Don Tefft, Jr., Giám đốc nguồn nhân lực toàn cầu của công ty, cho biết con số đã giảm xuống còn dưới 15% nhưng vẫn chưa trở lại mức trước Covid-19 là khoảng 8%.

Sau khi nhận thấy số lượng ứng viên từ chối đề nghị tăng lên, công ty công nghệ NetApp Inc. sắp xếp hợp lý quy trình tuyển dụng và cắt giảm số lượng cuộc phỏng vấn cho một số vị trí.

Giám đốc nguồn nhân lực Debra McCowan cho biết ý tưởng nhằm đẩy nhanh quá trình ứng tuyển.

“Hơn bao giờ hết, tài năng có sự lựa chọn”, cô nói.

Vợ chồng Mariusz Pomianek phải vật lộn để giữ cho nhà hàng của họ có đầy đủ nhân viên.

“Chúng tôi có rất nhiều ứng viên để lựa chọn. Tôi để họ tùy ý sắp xếp thời gian phỏng vấn nhưng chỉ 20% xuất hiện để làm điều đó. 80% còn lại thậm chí không thèm gọi cho tôi”, người chồng nói.

Dau dau vi nhan vien moi dot ngot bien mat truoc khi nhan viec anh 4

Mariusz Pomianek gặp khó khăn khi tìm nhân viên mới.

Pomianek cho biết một số nhân viên mới bỏ ca làm việc, thường không gọi điện báo trước. Họ miễn cưỡng loại những người vắng mặt.

“Chúng tôi từng nghĩ đó là vấn đề chỉ mình gặp phải. Sau đó, khi trò chuyện với các chủ doanh nghiệp khác, chúng tôi biết rằng họ cũng đang giải quyết vấn đề tương tự”, anh nói thêm.

Chuyện 'mặc kệ sếp' ngoài giờ làm ở Bỉ qua lời kể của cô gái Việt

Một trong những bài học mà sếp dạy cho Nga Đồng khi cô sống tại Bỉ là phải trân trọng ngày nghỉ, dành nhiều thời gian cho bản thân, như vậy mới đủ năng lượng làm việc lâu dài.

Thiên Nhi

Bạn có thể quan tâm