Nụ hôn đầu tiên trong chương trình hẹn hò đồng tính Nhật Bản trên Netflix The Boyfriend chỉ đến sau trọn 8 tập phim. Hai người chơi, Shun (23 tuổi) và Dai (22 tuổi), đã dành nhiều tuần để làm quen, thả thính, tìm hiểu nhau và cuối cùng đã có một "buổi ngủ qua đêm".
Shun nằm lên chiếc giường đơn của Dai. Trong một cảnh quay khiến khán giả phải nín thở vì hồi hộp, hai người đàn ông từ từ nghiêng mặt về phía nhau và chạm môi. Người xem phấn khích trước bước tiến tình cảm này.
Hình ảnh đó quá khác biệt so với các chương trình hẹn hò đồng giới của BBC như I Kissed a Girl và I Kissed a Boy, trong đó các thí sinh đã hôn nhau ngay khi mới gặp mặt. Nhưng đó chưa phải điều kỳ lạ nhất trong các show hẹn hò ở Anh, theo The Guardian. Dating Naked UK - loạt chương trình sắp ra mắt của Paramount+ - sẽ chứng kiến mọi người cởi hết đồ trước khi đi hẹn hò. Còn với Naked Attraction của Channel 4, những người độc thân quyết định mình thích ai dựa trên một hàng cơ thể khỏa thân không có khuôn mặt, "trông không khác gì một quầy thịt".
"Dating Naked UK" là loạt chương trình sắp ra mắt của Paramount+. Ảnh: Paramount+. |
Thậm chí, Sex Box, phát sóng trên Channel 4 từ năm 2013 đến năm 2016, để các thí sinh quan hệ tình dục trong một chiếc hộp trước khi trò chuyện về điều đó với khán giả trực tiếp.
Có nhiều điều để học về văn hóa hẹn hò của người Anh thông qua show hẹn hò của họ, cũng tương tự các quốc gia khác. Ở Anh, việc các đôi ngủ với nhau trong buổi hẹn hò đầu tiên là bình thường. Nhiều người thường tỏ ra thoải mái hơn khi chỉ dừng ở đó, trước khi thực hiện những phần khó khăn sau đó - cởi mở, dễ bị tổn thương về mặt tình dục, kết nối sâu hơn về mặt tình cảm.
Theo The Guardian, văn hóa này mang tính khái quát và sẽ giải thích cho nội dung có phần kỳ lạ của các show hẹn hò ở Anh - điều không tồn tại ở các quốc gia khác.
Sự khác biệt về văn hóa
"So với văn hóa phương Tây, nơi mà nụ hôn lên má khi chào hỏi được coi là bình thường, thì ở Nhật Bản, nụ hôn lại là một điều đặc biệt hơn", Durian Lollobrigida, drag queen nổi tiếng ở Nhật Bản và là một trong những người dẫn chương trình The Boyfriend, giải thích.
Mùa đầu tiên của chương trình này có rất ít cảnh tán tỉnh công khai và chắc chắn là không có cảnh quan hệ tình dục giữa các thí sinh. ''Có thể có một số mức độ ảnh hưởng từ văn hóa Nhật Bản - nơi mà việc hiểu bầu không khí và ẩn ý giữa các dòng chữ được coi là một đức tính", Lollobrigida nói.
Nói cách khác, những gì có vẻ trong sáng đối với người Anh thực sự có thể mang tính chất mạnh mẽ hơn nhiều, nhưng chỉ khi bạn thành thạo kuuki wo yomu - nhận thức về các tín hiệu phi ngôn ngữ; thường được coi trọng ở Nhật Bản hơn là những màn giao tiếp rõ ràng.
Show hẹn hò "Indian Matchmaking" với mục đích tìm đối tượng kết hôn ở Ấn Độ. Ảnh: Netflix. |
Trong Indian Matchmaking, đang có 3 mùa trên Netflix, các thí sinh hẹn hò để kết hôn và đó là một chương trình nghiêm túc. Người mai mối Sima Taparia ghép đôi mỗi người độc thân với một người theo đuổi dựa trên chuyên môn của bà và sở thích của họ, cũng như sở thích của các bậc phụ huynh. Lý do đằng sau là người Ấn Độ rất coi trọng hôn nhân, với truyền thống mai mối lâu đời (trong một cuộc khảo sát năm 2018, 93% các cặp đôi Ấn Độ đã kết hôn trong những cuộc hôn nhân sắp đặt).
Show này rất khác với cái gọi là "thí nghiệm xã hội" trong chương trình hẹn hò Love Is Blind hay Married at First Sight, cũng không phải là con đường nhanh chóng để nổi tiếng trên mạng xã hội như với Love Island.
"Máy quay của chúng tôi quay một quá trình thực tế, chứ không phải một chương trình được xây dựng để biến sự lãng mạn thành trò chơi", Aaron Saidman, giám đốc sản xuất của Indian Matchmaking, cho biết.
Dù thế nào đi nữa, không ai trong chương trình này có vẻ coi nhẹ hôn nhân. "Những người tham gia luôn nghĩ về đối tượng của họ như một người bạn đời tiềm năng, và điều đó đã phân biệt chương trình này với hầu hết show hẹn hò khác", ông Saidman cho biết.
"Hoang dã trên giường, nhưng ngượng ngùng trên đường phố"
Khi nói đến các chương trình hẹn hò hoang dã, nhiều người có thể nghĩ rằng Mỹ sẽ thị trường dễ khai thác. Nhưng Dani Neumann, giám đốc điều hành của Spun Gold - công ty sản xuất đằng sau Milf Manor, tin rằng mặc dù khán giả Mỹ thích các khái niệm hấp dẫn, thực tế họ bảo thủ hơn khi nói đến nội dung khiêu dâm.
Điều này có vẻ hợp lý khi cuộc khảo sát năm 2022 cho thấy 28% người Mỹ tin rằng quan hệ tình dục trước hôn nhân là "sai về mặt đạo đức".
"Chúng tôi làm những chương trình ở Anh mà không ai mơ tới ở Mỹ. Bạn không bao giờ có thể quảng bá chúng ở Mỹ, vì họ sẽ nhìn bạn như người bị mất trí", Neumann nói.
Chương trình hẹn hò "The Boyfriend" gây sốt trong thời gian gần đây. Ảnh: Netflix. |
Nhưng chắc chắn các show hẹn hò của Anh không phải là chương trình phóng túng nhất thế giới? Trong Too Hot to Handle: Brazil, những nụ hôn diễn ra liên tục. Trong tập đầu tiên, hai thí sinh quan hệ tình dục chỉ sau 30 phút phát sóng. Tất cả những câu chuyện đều xoay quanh khao khát tình dục.
Giống như trong phiên bản của Anh, các thí sinh có ngoại hình hấp dẫn và không tìm kiếm bất cứ điều gì nghiêm túc. Vì vậy, nó có thể không thể hiện nhiều về văn hóa hẹn hò của Brazil, hoặc cách tiếp cận của họ đối với các chương trình hẹn hò nói chung.
Theo Daisy Jones, cây viết của The Guardian, đối với bất kỳ ai quen thuộc với những mâu thuẫn vốn có trong văn hóa Anh, sự kỳ lạ của các show hẹn hò lại hoàn toàn có lý. "Các chương trình hẹn hò của chúng ta thường có thể giống như một phần mở rộng của điều đó: hoang dã trên giường, kỳ lạ và ngượng ngùng trên đường phố", cô viết.
Mặc dù vậy, một chương trình hẹn hò chỉ có thể cho chúng ta biết rất ít về quốc gia mà nó xuất phát. Lên TV chắc chắn là trải nghiệm kỳ lạ, vì vậy các thí sinh không phải lúc nào cũng cư xử theo cách họ có thể hành xử ở nhà. Đây là điều mà Taiki Takahashi, nhà sản xuất và giám đốc tuyển diễn viên của The Boyfriend, muốn nhấn mạnh: "Vì đây là một chương trình chưa từng có ở Nhật Bản, nên các chàng trai có thể đã thận trọng về cách họ sẽ được miêu tả. Môi trường độc đáo này có thể đã ảnh hưởng đến cách họ cư xử", ông nói.
Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.