Mùa nóng sẽ khiến trẻ em và thanh thiếu niên dễ bị tổn thương hơn bởi trẻ còn mải chơi. Ảnh: E-konomista. |
Đây cũng là mùa các con có rất nhiều hoạt động ngoài trời. Bởi vậy, cha mẹ cần lưu tâm tới hiện tượng sốc nhiệt ở trẻ.
Các bệnh liên quan đến mùa nóng
Mùa nóng sẽ khiến trẻ em và thanh thiếu niên dễ bị tổn thương hơn bởi trẻ còn mải chơi. Thời điểm này cũng là lúc trẻ được nghỉ học. Bé thường tham gia nhiều hoạt động mà không được người lớn quản lý chặt chẽ. Điều lưu ý hơn là trẻ không nhận ra mình cần nghỉ ngơi hoặc uống đủ nước và bỏ qua các triệu chứng quan trọng khi sốc nhiệt.
Các bệnh liên quan đến nhiệt mùa nóng thường gặp là:
- Chuột rút, phù, ngất do sức nóng
Khi trẻ mải chơi, các hoạt động trong mùa nắng nóng dễ khiến trẻ bị mất nước, dẫn đến tình trạng chuột rút do nhiệt hoặc phù, thậm chí là ngất. Đây là những bệnh nhẹ nhất trong nhóm bệnh liên quan nhiệt.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuột rút ở trẻ là quá trình vận động nhiều khiến tình trạng mất nước trầm trọng. Đây là biểu hiện khá phổ biến ở trẻ em và ở các vận động viên trẻ. Triệu chứng thường gặp là đau cơ, đau, co thắt.
Phù nhiệt ở trẻ là kết quả của việc không quen và thích nghi không kịp với nhiệt độ nóng. Các biểu hiện thường gặp là trẻ bị sưng tay và chân. Nặng hơn là biểu hiện ngất do nhiệt ở trẻ, điều này từ thời tiết quá nóng và trẻ uống ít nước. Các triệu chứng bao gồm da trẻ xanh xao, nhợt nhạt, mệt mỏi, chóng mặt và ngất xỉu.
- Trẻ dễ bị kiệt sức do nhiệt
Kiệt sức ở trẻ cũng dễ gặp vào mùa nóng, điều này là biểu hiện bệnh nặng trong mùa nóng. Kiệt sức do nhiệt là hậu quả của việc mất nước và muối từ cơ thể vì đổ mồ hôi quá nhiều.
Kiệt sức do nhiệt xảy ra trong điều kiện nhiệt độ quá cao, rất nóng mà không bù đầy đủ dịch và muối. Nếu không được điều trị, kiệt sức do nhiệt ở trẻ có thể phát triển thành say nắng (heat stroke).
Các biểu hiện thường gặp là mệt mỏi cực độ, chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn, mạch nhanh, da xanh xao, nhợt nhạt hoặc da đỏ ửng và toát mồ hôi. Điều trị bao gồm chỉ định uống bù nước, sử dụng quạt và nên ở trong môi trường mát hơn.
Mùa nóng chỉ cho trẻ ra ngoài trời trong khoảng thời gian trước 10h và sau 16h. Ảnh: 30seconds. |
- Trẻ có thể đột quỵ nhiệt
Nhiều cha mẹ cho rằng chỉ người lớn mới có thể đột quỵ do nhiệt. Điều này không hẳn đúng. Trên thực tế, trẻ cũng có thể bị đột quỵ do nhiệt, việc này rất nghiêm trọng. Khi đó, nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng nhanh quá mức và cơ thể không thể hạ được nhiệt.
Biểu hiện thường gặp là nhiệt độ cơ thể cao hơn 40 độ C, hạ huyết áp, mất phương hướng, mất ý thức, co giật... Đột quỵ vì nóng là một cấp cứu đe dọa tính mạng và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý.
Cha mẹ cần làm gì để phòng cho trẻ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt?
Câu hỏi được nhiều cha mẹ quan tâm là trong mùa nắng, để phòng cho trẻ nhỏ không bị chuột rút, say nắng, đột quỵ… do nóng thì cần phải làm gì?
- Cha mẹ cần cho trẻ chơi ở chỗ mát, tránh ánh nắng trực tiếp, cho trẻ uống nhiều nước hoặc chất lỏng có chất điện giải như đồ uống thể thao.
- Nắng nóng không để trẻ trong ôtô, ngay cả khi cửa xe đang mở. Khi cảm thấy mát mẻ ở bên ngoài, nhưng bên trong xe vẫn có thể nóng lên rất nhanh.
Thực tế cho thấy để cửa sổ xe mở vẫn chưa đủ - nhiệt độ bên trong xe có thể tăng gần 6-7 độ C trong vòng 10 phút đầu tiên. Trẻ ở trong ôtô đang đậu sẽ có nguy cơ bị say nắng cao nhất và có thể tử vong.
- Để trẻ ngủ trong căn phòng mát nhất nhà, đảm bảo không khí có thể lưu thông xung quanh. Cha mẹ có thể treo khăn ướt lên ghế hoặc cửa sổ trong phòng để làm mát không khí.
- Cần sử dụng quạt nhưng không hướng thẳng vào trẻ. Không để trẻ ngủ trong xe đẩy - vì có thể nóng và không thông thoáng khí.
- Cần cho trẻ mặc quần áo nhẹ, sáng màu và rộng, đội mũ khi ra ngoài đường. Cho trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước, như nước hoặc uống nước tăng cường chất điện giải. Trẻ em nên uống nước sau mỗi 15-20 phút.
- Cần tránh chất lỏng có chứa caffeine hoặc rượu. Chúng thực sự làm mất nước nhiều hơn và dễ bị bệnh liên quan đến nhiệt.
- Nghỉ ngơi thường xuyên trong một khu vực mát mẻ, có bóng râm và mát. Đối với trẻ lớn hơn và thanh thiếu niên, tận dụng bạn bè thân thiết cùng theo dõi nhau, để được nghỉ ngơi và uống đủ nước.
Nếu trẻ đang dùng thuốc theo đơn hoặc điều trị bệnh mạn tính, vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ về hoạt động ngoài trời.
Mùa nắng cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời sẽ giúp rèn luyện thể lực, nhưng chỉ cho trẻ ra ngoài trong khoảng thời gian trước 10h và sau 16h.
Làm thế nào để xua tan cơn giận dữ hay nỗi sợ hãi? Điều gì ảnh hưởng đến giấc ngủ hay nên đi ngủ vào thời gian nào? Nhằm nghiên cứu và đưa ra những chỉ dẫn cụ thể cho bạn đọc, Tri thức trực tuyến giới thiệu cuốn Yang sheng: Chữa lành cơ thể, làm đẹp tâm hồn của tác giả Katie Brindle.
Cuốn sách hướng dẫn bạn đọc những kỹ thuật để khai thác hiệu quả việc sử dụng hơi thở cũng như nụ cười, chiếc lược, lòng bàn chân… để thư giãn và tự chữa lành những tổn thương trong cơ thể về mặt thể chất lẫn tinh thần.