Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Sự trỗi dậy của 'văn hóa làm việc 996', thậm chí có cả 007

Văn hóa làm thêm giờ tại Trung Quốc có thể ngột ngạt hơn trong bối cảnh thị trường việc làm ảm đạm, khiến người lao động không có nhiều lựa chọn. 

lam them gio anh 1

Giám đốc dự án Sun Wei đang mong chờ kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng thì bất ngờ nhận được thông báo từ sếp vào 2 ngày trước đó.

Sếp Sun yêu cầu anh gấp rút đưa ra bản đề án. Thời hạn nộp là vào ngày 3/5 - giữa kỳ nghỉ lễ Quốc tế lao động kéo dài 5 ngày.

“Anh ấy không thực sự bảo tôi làm việc trong kỳ nghỉ, nhưng nếu tôi không làm vậy thì không thể hoàn thành công việc”, Sun (33 tuổi), sống ở Bắc Kinh, Trung Quốc nói với Straits Times.

“Tôi sẽ chuyển việc, nhưng nền kinh tế đang chững lại và không có nhiều lời mời làm việc. Vì vậy, tôi cảm thấy bế tắc”, anh chia sẻ.

Nền kinh tế đang chậm lại của Trung Quốc - vốn chưa phục hồi sau đại dịch Covid-19 - đã khiến văn hóa làm việc ngoài giờ tại nước này trở nên ngột ngạt hơn, bất chấp nỗ lực của nhà chức trách nhằm giải quyết tình trạng này.

Nhân viên ở Trung Quốc làm việc trung bình 48,5 giờ/tuần vào tháng 4, theo dữ liệu công bố ngày 17/5 của Cục Thống kê Quốc gia nước này. Con số này tăng so với 46,2 giờ vào tháng 4/2022.

lam them gio anh 2

Nhân viên ở Trung Quốc làm việc trung bình 48,5 giờ/tuần vào tháng 4. Ảnh: Lea Li.

Văn hóa làm việc quay cuồng

Văn hóa làm thêm giờ tại Trung Quốc đang được chú ý sau khi một giám đốc điều hành cấp cao của Baidu gần đây bị chỉ trích. Cụ thể, Qu Jing - giám đốc bộ phận quan hệ công chúng của gã khổng lồ tìm kiếm Baidu - khẳng định một chuyên gia PR không được phép có thời gian nghỉ ngơi và phải “luôn sẵn sàng phản hồi” trên điện thoại của họ 24/24.

Qu cũng bị chỉ trích vì dùng Douyin, phiên bản TikTok của Trung Quốc, để khoe khoang về việc mình đã thờ ơ với cảm xúc của nhân viên, từ chối yêu cầu tăng lương và nhận được hàng trăm lời phàn nàn nhưng chẳng quan tâm.

Trong video được đăng lên mạng, sau đó đã bị xóa, cô mắng mỏ: “Tại sao tôi lại phải quan tâm đến gia đình của nhân viên? Tôi không phải mẹ chồng của cô ấy. Cô ấy là ai mà dám nói với tôi rằng chồng cô ấy không thể chịu đựng được?”.

Sự việc đã tạo ra làn sóng phẫn nộ trong hàng triệu nhân viên đang làm việc trên khắp đất nước. Điều này khiến Qu Jinh phải từ chức hôm 10/5.

Qu sau đó đã xin lỗi và cho biết đây là quan điểm của riêng cô chứ không phải của Baidu.

Các nhà bình luận cho rằng thái độ của Qu - thể hiện qua video đăng trên tài khoản mạng xã hội - làm nổi bật thực trạng ở quốc gia tỷ dân.

Người lao động nước này, đặc biệt là những người làm trong ngành công nghệ, phải tuân theo lịch làm việc “996” căng thẳng. Theo đó, họ phải làm việc từ 9h sáng đến 9 tối (tức 21h), 6 ngày/tuần.

lam them gio anh 3

"996" nổi tiếng là văn hóa làm việc độc hại của giới công nghệ Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg.

Một số người nói đùa rằng thậm chí, trên thực tế, họ đang làm việc theo lịch trình “007”, nghĩa là làm việc 24/7.

Người lao động Trung Quốc từ lâu đã phàn nàn về văn hóa làm thêm giờ “bất thành văn” và vấn đề không được trả công xứng đáng cho số giờ làm thêm.

Một số thậm chí đã qua đời vì làm việc quá sức.

Ảnh hưởng của thị trường việc làm ảm đạm

Nhà chức trách Trung Quốc đã cố gắng giải quyết vấn đề làm thêm giờ kể từ năm 2020, khi tòa án cấp cao ghi nhận 10 trường hợp nhân viên bị buộc phải làm việc vượt quá giới hạn pháp lý.

Chính quyền nước này làm rõ rằng văn hóa làm việc “996” là bất hợp pháp, vì luật pháp Trung Quốc quy định người lao động không nên làm việc quá 8 giờ/ngày và trung bình 44 giờ/tuần.

Công việc có thể kéo dài tối đa chỉ một giờ mỗi ngày và nhân viên phải được trả lương ít nhất bằng 150% mức lương thông thường.

Vào năm 2022, tòa án ở Bắc Kinh đã yêu cầu chủ lao động phải trả 30.000 nhân dân tệ (khoảng 4.150 USD) cho một nhân viên, China Daily đưa tin.

Theo đó, nhân viên này chịu trách nhiệm vận hành sản phẩm và liên hệ với khách hàng để mở rộng kinh doanh.

Ngoài việc thường xuyên làm việc muộn ở công ty, nhân viên này cho biết cô còn bị yêu cầu tiếp tục làm việc trên WeChat trong những ngày nghỉ lễ và cuối tuần mà không được trả lương làm thêm giờ.

Trong khi đó, nhà tuyển dụng không coi việc trả lời tin nhắn khách hàng và câu hỏi trên mạng là việc làm thêm giờ. Thay vào đó, họ coi đó là một phần công việc của nguyên đơn - giao tiếp đơn giản, không ảnh hưởng gì đến hệ thống giờ làm việc không cố định mà hai bên đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng.

Tuy nhiên, tòa án lưu ý việc nhân viên này sử dụng mạng xã hội trong giờ nghỉ và ngày nghỉ vượt ra ngoài phạm vi giao tiếp đơn giản.

“Nói cách khác, công việc này là cố định và định kỳ chứ không phải tạm thời hoặc ngẫu nhiên, vì vậy nó phải được xác định là làm thêm giờ và xứng đáng được trả công”, tòa cho biết.

Tòa án cũng chỉ ra rằng việc áp dụng hệ thống giờ làm việc không cố định đòi hỏi phải có sự cho phép bằng văn bản từ cơ quan lao động địa phương, nhưng công ty đã không đảm bảo điều này.

lam them gio anh 4

Người lao động Trung Quốc từ lâu đã phàn nàn về văn hóa làm thêm giờ “bất thành văn”. Ảnh: Bloomberg.

Dù vậy, một số người nói rằng nền kinh tế đang chậm lại của Trung Quốc có thể khiến người lao động khó từ chối yêu cầu làm thêm giờ.

Ông Huang Jinyou - chuyên gia tuyển dụng ở Thượng Hải - cho biết các công ty đang cắt giảm tuyển dụng.

“Việc cắt giảm đặc biệt rõ rệt trong năm nay”, ông nói. Ông có ít hơn 30% cơ hội việc làm cần tuyển vào năm 2024 so với cùng kỳ năm 2023.

Huang chia sẻ thêm nếu nền kinh tế hoạt động tốt hơn, người lao động sẽ ít phải chịu “những yêu cầu làm thêm giờ vô lý như trường hợp hiện nay”.

Hong Gujiu (36 tuổi) - lập trình viên máy tính - đã phải mang theo máy tính xách tay đến sự kiện hẹn hò “cấp tốc” ở Bắc Kinh trong dịp nghỉ lễ Quốc tế lao động.

“Tôi phải trả lời một số email và chạy một vài thử nghiệm ngay trong buổi hẹn hò cấp tốc này”, anh nói.

Anh cũng không được nghỉ làm cuối tuần trong ít nhất 3 tháng.

“Tôi phải làm việc cả ngày, đôi khi không được trả lương làm thêm giờ”, Hong cho hay. “Chưa bao giờ tệ đến thế”.

Anh chia sẻ bản thân “không dám từ chối sếp vì thị trường việc làm khắc nghiệt”.

Để có một cuộc sống chất lượng vượt trội

Trong cuốn sách Đầu tư thông minh của Anthony Robbins, tác giả cho rằng sự giàu có đích thực không chỉ dừng lại ở tiền bạc mà nằm ở cảm xúc, tâm lý và tâm hồn. Nếu bạn không hạnh phúc, bạn không thể có một cuộc sống tuyệt vời, bất kể ví tiền của bạn dày như thế nào.

Có nên thăng chức để làm sếp 'cay đắng' trong công ty

Không phải ai cũng phát triển tốt trong vai trò quản lý, vì vậy đã đến lúc để các tổ chức nên xem xét, phá vỡ con đường thăng tiến sự nghiệp theo lối cũ.

Chiếc bàn đứng đáng tiền, giải độc và chữa lành cho dân văn phòng

Bàn làm việc chạy bộ có thể giúp dân văn phòng phòng ngừa bệnh tim và các bệnh khác do phải làm ngồi làm việc một chỗ quá lâu.

Minh An

Bạn có thể quan tâm