Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Suy thận độ mấy phải lọc máu?

Tôi có các triệu chứng như sưng bàn tay, bàn chân, đau lưng và đi tiểu thường xuyên. Tôi tìm hiểu thử thì đây là dấu hiệu suy thận, xin các bác sĩ tư vấn thêm.

Năm 2017 tôi phát hiện bị cao huyết áp, nhưng không điều trị. Gần đây, tôi thấy các triệu chứng như sưng bàn tay, bàn chân, đau lưng và đi tiểu thường xuyên. Tôi tìm hiểu thử thì có thể đây là dấu hiệu cho thấy thận bị suy. Xin các bác sĩ tư vấn về tình trạng bệnh, tôi cần làm các xét nghiệm gì?

BS.CKII Đinh Cẩm Tú - Đơn vị Thận nhân tạo, Trung tâm Tiết niệu - Thận học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

Để xác định có phải mắc suy thận hay không, anh cần xét nghiệm chỉ số Creatinin. Trường hợp của bệnh nhân nam giới, nếu chỉ số Creatinin dao động khoảng 300 mcmol/l thì độ lọc cầu thận ước đoán (eGFR) là 20 ml/phút. Thông số này tương đương bệnh thận mạn giai đoạn 4.

Mục tiêu điều trị của giai đoạn này là kiểm soát tốt huyết áp. Anh cần kiểm tra thêm xem có tiểu albumin hay không để sử dụng thuốc làm giảm đạm niệu. Kiểm tra tình trạng thiếu máu, thiếu sắt để sử dụng thuốc tạo hồng cầu, điều chỉnh các rối loạn điện giải như natri, kali…

Bên cạnh đó, anh cũng cần tầm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch, xơ vữa mạch máu. Để tăng cường sức khỏe, giảm áp lực cho thận, anh nên kiểm soát chế độ ăn uống bằng cách hạn chế muối, giảm nạp thức ăn chứa nhiều kali (chuối, cam, các loại đậu…), phốt pho (khoai tây, thức uống có gas), giảm đạm (ưu tiên đạm có giá trị sinh học cao như thịt bò, gà, cá).

Khi sử dụng thuốc, nên hỏi ý kiến của bác sĩ, tránh tự ý dùng các thuốc giảm đau NSAID, thuốc cản quang, thuốc nam, thuốc bắc…

benh than man,  chi so cretinin,  suy than,  benh vien Tam Anh anh 1

Từ giai đoạn 5 của bệnh thận mạn, người bệnh buộc phải tiến hành lọc máu. Ảnh: BVĐK Tâm Anh.

Bệnh thận mạn được chia thành 5 giai đoạn. Từ giai đoạn 3, thận đã dần suy giảm và tiến tới mất chức năng lọc do mức độ tổn thương ngày càng nặng. Thông thường, người bệnh buộc phải tiến hành lọc máu khi bị suy thận cấp hoặc suy thận mạn đã bước vào giai đoạn cuối, tức là giai đoạn 5. Lọc máu là phương pháp điều trị phổ biến nhất, giúp người bệnh kéo dài sự sống.

benh than man,  chi so cretinin,  suy than,  benh vien Tam Anh anh 2

Hiện nay có 2 phương pháp lọc máu là lọc màng bụng và thận nhân tạo. Ảnh: BVĐK Tâm Anh.

Người suy thận mạn có thể áp dụng 2 phương pháp lọc máu gồm lọc màng bụng và thận nhân tạo. Lọc màng bụng cho người bệnh suy thận mạn sẽ có 2 hình thức bao gồm lọc màng bụng liên tục ngoại trú và lọc màng bụng tự động bằng máy.

Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và mong muốn của người bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, có thể điều trị theo từng phương pháp riêng lẻ hoặc kết hợp cả hai nhằm mang lại kết quả điều trị tốt nhất. Do đó, anh nên đến bệnh viện chuyên khoa để được kiểm tra và tư vấn chi tiết hơn.

Hệ thống BVĐK Tâm Anh đồng hành cùng Zing News thực hiện tuyến nội dung “Vì sức khỏe cộng đồng” mang đến cho bạn đọc cái nhìn toàn cảnh về sức khỏe của người Việt. Hệ thống BVĐK Tâm Anh là một trong những bệnh viện chất lượng cao tại Việt Nam, thực hiện thăm khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe cho hàng triệu khách hàng, quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ hàng đầu cả nước.

Độc giả có nhu cầu tư vấn, khám chữa bệnh có thể liên hệ qua website, fanpage hoặc đến trực tiếp hệ thống BVĐK Tâm Anh tại Hà Nội (108 Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên; hotline: 18006858) và TP.HCM (2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình; hotline: 02871026789).

Độc giả Đình Nguyễn

Bạn có thể quan tâm