Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Suýt mất 'của quý' vì tò mò tuổi mới lớn

Tự khám phá "cậu nhỏ" của mình, thiếu niên 15 tuổi ở Nam Định bị sưng tấy, đau đớn và hoại tử da vùng bao quy đầu.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thế Thịnh, khoa Phẫu thuật Tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E, Hà Nội, cho biết vừa tiếp nhận thiếu niên 15 tuổi (ở Nam Định) trong tình trạng bao quy đầu bị sưng nề, thắt nghẹt và hoại tử kéo dài 3 ngày.

Ngay sau khi tiếp nhận, các bác sĩ đã ngay lập tức phẫu thuật cắt bao quy đầu và loại bỏ phần da hoại tử cho bệnh nhi. Rất may mắn, ca phẫu thuật diễn ra thuận lợi, tình trạng nam sinh ổn định và dần hồi phục tốt.

Khai thác bệnh sử, nam sinh kể lại vì sự tò mò nên đã tự ý lộn bao quy đầu ra để tìm hiểu nhưng bao quy đầu bị hẹp, gây ra tình trạng phù nề và thắt nghẹt.

Chưa nhận thức được mức độ nguy hiểm và xấu hổ, bệnh nhi không dám chia sẻ tình trạng này với người lớn. Đến ngày thứ 3, khi cơn đau trở nên quá sức chịu đựng, nam sinh mới báo với gia đình và được đưa đến bệnh viện khám.

Bác Thịnh giải thích đây là trường hợp người bệnh tự lộn bao quy đầu khi dương vật mềm để lộ quy đầu. Tuy nhiên, sau khi lộn xong không kéo lại được phần da đó, chúng đã gây ra tình trạng thắt nghẹt.

Hẹp bao quy đầu là tình trạng bộ phận này không thể kéo tuột xuống khỏi quy đầu dương vật, làm cản trở việc vệ sinh và có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nam giới. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hẹp bao quy đầu chia thành sinh lý và bệnh lý.

Về sinh lý, đa phần ở các bé trai, bao quy đầu không thể lộn xuống hoàn toàn và điều này là bình thường. Thông thường, bao quy đầu sẽ tự lộn xuống khi trẻ lớn lên. Nhưng ở một số trẻ, tình trạng này không tự cải thiện, xảy ra viêm nhiễm và dẫn đến xơ hẹp bao quy đầu.

Về bệnh lý, ở người trưởng thành, hẹp bao quy đầu thường do viêm nhiễm tái đi tái lại nhiều lần ở vùng bao quy đầu, dẫn đến xơ cứng gây hẹp và không lộn ra được. Ngoài ra, những tổn thương hay sẹo sau chấn thương hoặc phẫu thuật cũng có thể gây hẹp bao quy đầu.

"Hẹp bao quy đầu cũng gặp một số biến chứng nghiêm trọng như viêm nhiễm, khi không lộn xuống được, việc vệ sinh khó khăn, ứ đọng dịch tiết và nước tiểu tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm, đau rát và tấy đỏ. Một hậu quả nguy hiểm hơn là thắt nghẹt bao quy đầu, làm cản trở máu lưu thông đến vùng này. Việc không được xử lý nhanh chóng sẽ dẫn đến hoại tử", bác sĩ Thịnh nhấn mạnh.

Theo vị chuyên gia, hẹp bao quy đầu cũng gây nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn từ vùng viêm nhiễm lây lan vào đường tiết niệu. Ở vài trường hợp, chúng còn làm tăng nguy cơ ung thư dương vật.

Nhớ sống hạnh phúc nhé!

Theo Tâm lý học tích cực, khoa học hạnh phúc không phải cái gì cao siêu, to tát. Thực ra, hạnh phúc ở ngay trong bản thân ta, và quanh ta. Lifestyle giới thiệu tác phẩm "100 cách sống hạnh phúc". Cuốn sách là những chỉ dẫn thiết thực để sống hạnh phúc, thông qua thói quen, luyện tập cơ thể, tư tưởng tích cực, hoạch định tương lai và xây dựng các mối quan hệ.

Sở Y tế TP.HCM bác thông tin xuất hiện 'bệnh hô hấp mới'

Sở Y tế TP.HCM cho biết tình hình gia tăng số ca bệnh hô hấp ở trẻ em trong thời điểm hiện nay không phải là một "bệnh hô hấp mới".

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm