Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Táo quân có nguồn gốc từ những vị thần nào?

Táo quân gồm Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ. Trong đó, Thổ Công cai quản nhà bếp, Thổ Địa trông coi việc nhà cửa, còn Thổ Kỳ phụ trách trông coi việc chợ búa.

Cung ong Cong ong Tao anh 1

1. Thời xa xưa, gia đình nào cúng thêm gà luộc vào ngày ông Công ông Táo?

  • Gia đình mới cưới
  • Gia đình có trẻ nhỏ
  • Gia đình có người cao tuổi
  • Gia đình có con trai

Theo sách Nghi lễ dân gian - Nghi lễ cúng gia tiên (NXB Thời Đại), các gia đình có trẻ nhỏ ngày xưa thường cúng thêm gà luộc vào ngày 23 tháng chạp. Đặc biệt, gà cúng phải là gà mới lớn, mới tập gáy, với ngụ ý nhờ Táo quân xin Ngọc Hoàng cho đứa trẻ lớn lên có nhiều sinh lực và sinh khí hiên ngang. Ảnh: Quỳnh Trang.

Cung ong Cong ong Tao anh 2

2. Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Táo quân có nguồn gốc từ ba vị thần nào?

  • Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ
  • Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện
  • Thần Tài, Thủy Thần, Sơn Thần

Theo sách Cơ sở văn hóa Việt Nam (NXB Giáo Dục), 3 vị Táo quân gồm Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ. Trong đó, Thổ Công cai quản nhà bếp, Thổ Địa trông coi việc nhà cửa, còn Thổ Kỳ phụ trách trông coi việc chợ búa.

3. Bài vị thờ Táo quân thường được viết chữ gì?

  • Vật Huê Thiên Bửu Nhật
  • Tiền Hậu Địa Chủ Tài Thần
  • Nhân Kiệt Địa Linh Thời
  • Định Phúc Táo Quân

Theo Nghi lễ dân gian - Nghi lễ cúng gia tiên, bài vị thờ Táo quân thường được viết chữ Định Phúc Táo Quân, nghĩa là thần định đoạt mọi điều hạnh phúc. Ảnh: Phạm Ngôn.

4. Táo quân có tên gọi khác là gì?

  • Ông đầu rau
  • Ông núc bếp
  • Vua bếp
  • Cả 3 đáp án đều đúng

Theo Tết cổ truyền người Việt (NXB Văn hóa Dân tộc), ông Táo còn được gọi với cái tên khác là Ông đầu rau, Ông núc bếp hoặc Vua bếp. Ông đầu rau là một dạng bếp tự chế của người Việt Nam trước đây, được làm từ 8 hòn đất sét, đẽo gọt thành hình như 3 con ếch chụm đầu vào nhau để đỡ nồi. Đặc biệt, Ông đầu rau có thể thay đổi kích thước để vừa nồi, nhưng các bộ phận không thể tách rời. Ở vùng nông thôn Việt Nam xưa, ba Ông đầu rau được coi trọng. Ngày 23 tháng chạp hàng năm, Ông đầu rau sẽ được thay mới, cái cũ được thả xuống ao. Ảnh: Điền Quang.

5. Vì sao Táo quân được mệnh danh là "Đệ nhất gia chi chủ"?

  • Vì Táo quân định đoạt may rủi của gia chủ
  • Vì Táo quân có thể ngăn cản ma quỷ
  • Cả hai ý kiến trên đều đúng
  • Không có đáp án nào đúng

Tên gọi "Đệ nhất gia chi chủ" bắt nguồn từ quan niệm của người Việt xưa, cho rằng Táo quân là người định đoạt mọi may mắn, vận xui của mỗi gia đình. Ngoài ra, Táo quân cũng giúp gia chủ xua đuổi ma quỷ, giữ gìn sự bình yên cho ngôi nhà.

Cung ong Cong ong Tao anh 3

6. Vì sao người Việt thường dựng nêu sau ngày 23 tháng chạp?

  • Để đón tổ tiên về ăn Tết
  • Để xua đuổi ma quỷ
  • Để trang trí nhà cửa

Người Việt Nam quan niệm, sau khi tiễn ông Táo về trời, nhà cửa không có ai chăm lo, rất dễ bị ma quỷ dòm ngó, quấy phá. Vì thế, để giữ bình yên cho gia đình, mọi người sẽ dựng nêu và treo một số món đồ trừ tà lên ngọn nêu để xua đuổi ma quỷ. Đến ngày Khai hạ (mồng 7 tháng Giêng), ông Táo trở lại trần gian, cây nêu sẽ được hạ xuống. Ảnh: Quỳnh Trang.

Cung ong Cong ong Tao anh 4

7. Vật dụng nào sau đây không được treo trên cây nêu?

  • Đèn lồng
  • Lông gà
  • Khăn tay
  • Lá dứa

Theo Tết cổ truyền người Việt, ngọn nêu thường được treo lá dứa, lông gà hoặc bánh làm bằng đất nung. Một số nơi khác treo thêm đèn lồng, đèn xếp và tiền vàng mã. Người Việt xưa quan niệm, lá dứa dùng để xua đuổi ma quỷ, lông gà biểu tượng cho mặt trời, sức mạnh thiên nhiên, vàng mã để cầu tài lộc. Ảnh: Quỳnh Trang.

Sau lễ cúng ông Táo, người Việt trồng cây gì xua đuổi ma quỷ?

Theo tín ngưỡng văn hóa của người Việt, sau ngày 23 tháng Chạp, ông Táo về trời, nhà cửa sẽ không còn ai trông coi.

Minh Thúy

Bạn có thể quan tâm