Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Teen 'kiếm tiền' ở lớp học

Bạn có tin 1 học sinh cấp 2 có thể kiếm được tới vài trăm ngàn/ tháng ngay trong lớp học của mình? Bạn có tin trong một lớp của một trường nổi tiếng quận Hoàn Kiếm, ½ lớp dùng điện thoại Iphone?

Teen "kiếm tiền" ở lớp học

Bạn có tin 1 học sinh cấp 2 có thể kiếm được tới vài trăm ngàn/ tháng ngay trong lớp học của mình? Bạn có tin trong một lớp của một trường nổi tiếng quận Hoàn Kiếm, ½ lớp dùng điện thoại Iphone?

Teen `kiếm tiền` ở lớp học
Mọi sản phẩm đều có thể thành thứ để teen kiếm tiền

“Dịch vụ” trong lớp học

Mở cửa hộ, mua hộ một món đồ ăn ở dưới căn tin, chép hộ một bài hay nhờ vả bạn bè một số việc linh tinh khác… Những chuyện kiểu “thường ngày ở huyện đó” giờ đã không còn khái niệm “hộ” nhau, phải kết thúc bằng tiền với những mức giá được qui định. Bạn có thể thuê ngay tại lớp học với đủ thể loại dịch vụ.

“2000 đồng một lần nhờ vả, 2000 Đ 1 trang chép lại, 10000 Đ để ghi hộ bài, cứ thế mà áp dụng”. Phương, học sinh lớp 8 trường THCS T.V nói. “Các bạn trong lớp đã làm như thế từ năm lớp 6, và giờ đây hầu như trong trường, lớp nào cũng áp dụng mức giá đó.”

“Năm ngoái, bạn nào chăm chỉ làm nhiều, có thể kiếm được vài trăm ngàn/ tháng, nhưng năm nay sau khi cô giáo phát hiện và nói với bố mẹ, thì các bạn í kiếm được ít hơn”. Hoàng, lớp 8 chuyên Anh THCS T. V “tiết lộ”.

Là học sinh cấp 2, nhưng giờ các em có những qui luật thực dụng khiến người lớn phải sửng sốt.

“Người thuê” sẽ là những học sinh con nhà giàu, có nhiều tiền và không muốn học, không muốn làm , còn “người được thuê” là những em thấy việc đó cũng đơn giản, đặc biệt là “làm dịch vụ” thì không có gì là sai. Chỉ cần bỏ thời gian ra một chút có thể kiếm được tiền một cách dễ dàng.

Mở cửa hộ cho một cô bạn nhà giàu tiểu thư, chép bài hộ cho một anh bạn lười học, thích game online hơn là học, mua gói xôi cho công tử thích sai khiến người khác…điều đó đã trở thành quen thuộc với tất cả các em.

Không còn khái niệm “giúp đỡ”.

Tới khi thầy cô giáo phát hiện ra chuyện này, thì những việc như thế đã ăn sâu vào trí óc các em. “Dịch vụ” lấy tiền được đưa ra trong buổi họp phụ huynh nhưng vẫn không thể trị tận gốc được nguyên nhân. Khi mà “người thuê” có quá nhiều tiền và chẳng biêt tiêu vào đâu, sẽ xuất hiện “người được thuê” để làm việc.

“Bạn bên cạnh em, từ hồi học lớp 6, bạn í có 1 điện thoại 02 để chơi game, 1 điện thoại Sony ericson để nghe nhạc. Bây giờ lớp em, gần một nửa có iphone”. Hoàng tâm sự.

Các em bị ảnh hưởng ngay từ những người bạn xung quanh mình, họ có nhiều tiền và có những đồ dung hiện đại sành điệu, điều đó tạo nên tâm lý muốn giống bạn và dần dần trở nên thực dụng một cách đau lòng.

Việc các bậc phụ huynh mải mê lo kiếm tiền, quan tâm đến con cái bằng cách mua những vật dụng đắt tiền, cho tiền tiêu thoải mái mà không quan tâm đến việc các em thực sự cần những gì đã dẫn đến những hệ quả như thế. Không ai có thể lường được rằng đồng tiền đã có hiệu lực ngay từ độ tuổi sớm đến như vậy.

“Con gái cô khoe kiếm được 30000 Đ, tôi giật mình hỏi thì biết cháu giúp một số bạn trong lớp và có tiền, tôi rất lo và cấm cháu không được làm như thế nữa, nhưng cháu nói nó không làm thì sẽ có đứa khác làm” Cô Đào, mẹ Phương tâm sự.

Có thể bạn sẽ ngạc nhiên hoặc đã biết những câu chuyện như thế. Nhưng đó chính là thực tế của một bộ phận học sinh hiện nay. Các bạn đã quá quen với một xã hội thực dụng và giờ đây các em cũng đang dần dần hòa nhập với nó.

Chuyện “dịch vụ” này đã có từ mấy năm trở lại đây, khi thương hiệu trường chuyên lớp chọn là điểm đến của thương hiệu học giỏi, đầu tư cho con cái không tiếc tiền đã trở thành điều đương nhiên của các bậc phụ huynh, bù lại thời gian ngày xưa học hành thiếu thốn.

Là những đứa trẻ mới lớn, việc nhìn nhận cuộc sống qua những điều xung quanh và từ ngay gia đình, các em đã có những cái nhìn đầy vật chất về xã hội và con người.

Quá quen với tiền và cách sử dụng nó, các em đã biết cách dung tiền để mua mọi thứ mình thích, nhưng điều quan trọng nhất mà các em đã đánh mất. Đó chính là sự ngây thơ hồn nhiên của tuổi teen và nhiều khi là tình bạn thực sự.

Theo Kênh14

Theo Kênh14

Bạn có thể quan tâm