Tùy theo phong tục tập quán ở mỗi địa phương sẽ có những nghi thức cúng ông Công, ông Táo khác nhau và cách chuẩn bị mâm cơm cúng cũng khác nhau. Ảnh: TTXVN. |
Ở miền Bắc, mọi người thường cúng ông Công ông Táo từ khoảng 20 tháng Chạp và muộn nhất là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp bởi quan niệm rằng sau thời gian đó ông Táo đã lên chầu trời. Trong thời kinh tế thị trường, mọi thứ cho mâm lễ cúng đều có bán sẵn tại các chợ để phục vụ những gia đình bận rộn hoặc không có điều kiện tự tay làm mâm cỗ cúng. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN. |
Đồ vàng mã, bộ 3 “mũ áo quan” là mặt hàng được tiêu thụ mạnh bởi đây là thứ không thể thiếu trong lễ cúng các Táo theo phong tục truyền thống của người Việt. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN. |
Dù tuổi đã cao, nhưng cụ bà vẫn muốn đích thân ra chợ để mua bó hoa cúc về cắm trên bàn thờ gia tiên trong những ngày Tết. Ảnh: Hoàng Hiếu/ TTXVN. |
Gà luộc buộc cánh tiên, ngậm hoa được mua nhiều để cúng ông Công, ông Táo. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN. |
Ở các chợ trên địa bàn Hà Nội, gà luộc buộc cánh tiên, ngậm hoa được mua nhiều để cúng ông Công, ông Táo. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN. |
Từ sáng sớm ngày 23 tháng Chạp, bà Liên (phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) làm mâm cỗ cũng để tiễn ông Công, ông Táo lên chầu trời. Ảnh: Minh Quyết.TTXVN. |
Cá chép sống được cho ra chiếc chậu nhỏ, đặt cạnh mâm lễ vật để cúng. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN. |
Nhiều người dân sống gần hồ Hoàn Kiếm đều mang cá chép vào tận đền Ngọc Sơn để thả xuống hồ sau khi cúng ông Công, ông Táo từ sáng sớm ngày 23 tháng Chạp. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN. |
Sau khi xong lễ, cá chép được đem thả phóng sinh ở ao hồ, sông suối gần nhà với ý nghĩa cá chép hoá rồng, làm phương tiện đưa các Táo trở về thiên đình. Theo dân gian và phong tục truyền thống, ngày tiễn Táo quân về Trời được coi là bắt đầu của Tết. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN. |