Zing.vn trích dịch bài viết từ South China Morning Post đề cập đến thực tế hiện nay giới thượng lưu Trung Quốc có trào lưu học theo văn hóa và cách ứng xử phương Tây và những lý do đằng sau vấn đề này.
Năm 2017, Jing Daily đã phỏng vấn Sara Jane Ho - người sáng lập Viện Sarita - một trong những trường dạy nghi thức đầu tiên của Trung Quốc. Tại đây, một khóa học nghi thức hàng tuần dành cho giới thượng lưu ở có giá trị lên tới 10.000 USD Mỹ.
Giáo trình bao gồm bài học về cách phát âm chính xác tên của các thương hiệu xa xỉ hay cách cắt chuối bằng dĩa,… đã đem lại thành công cho khóa học.
Giờ đây, sau 2 năm, những tham vọng thượng lưu tại đất nước tỷ dân đã phát triển lên một tầm cao mới.
Giáo trình bao gồm bài học về cách phát âm chính xác tên của các thương hiệu xa xỉ hay cách cắt chuối bằng dĩa,… đã đem lại thành công cho khóa học. Ảnh: SCMP. |
Học viện thượng lưu thay nhau mọc lên
Vào tháng 9 năm nay, Tian Pujun - vợ của nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc Wang Shi, đã đứng đầu từ khóa tìm kiếm của Weibo với bài viết “Three Generations Cultivate an Aristocrat” (tạm dịch: Ba thế hệ đào tạo nên một quý tộc), được xuất bản trên một tạp chí nổi tiếng.
Trong bài báo, cô nói: “Tôi nghĩ rằng Trung Quốc thiếu một chương trình giáo dục văn hóa đặc biệt, vì hầu hết người Trung Quốc đều có kiến thức nhưng lại không hiểu nhiều về văn hóa”.
Tian cũng là người sáng lập học viện Chengli - một ngôi trường dạy các kỹ năng ngoại giao trên bàn tiệc, cách cưỡi ngựa và quản lý tài sản.
Học viện cũng sắp xếp các chuyến đi kết nối với các quý tộc Anh và các gia đình hàng đầu của Mỹ. Theo Sohu, học phí hàng năm cho những khóa học này rơi khoảng 140.000 USD Mỹ.
Học hỏi các nghi thức quý tộc đã trở thành một xu hướng gia tăng trong các gia đình có thu nhập hàng đầu Trung Quốc. Việc học những môn thể thao cao cấp như cưỡi ngựa hay chèo thuyền là lẽ dĩ nhiên như việc gia đình trung lưu cho con theo học trường phổ thông.
Trong khi đó, du lịch với những bữa ăn sang chảnh trên du thuyền hoặc du lịch trải nghiệm mới lạ, hội thảo tại các thành phố lớn như Paris và London đang là xu hướng trong nhiều năm nay.
Học hỏi các nghi thức quý tộc đã trở thành một xu hướng gia tăng trong các gia đình có thu nhập hàng đầu Trung Quốc. Ảnh: SCMP. |
Guillaume Rué de Bernadac là một trong những thầy dạy nghi thức nổi tiếng nhất Trung Quốc. Ông điều hành học viện Académie de Bernadac - một học viện chuyên dạy cách cư xử của giới thượng lưu.
Trong một cuộc phỏng vấn với Jing Daily, ông mô tả khách hàng của mình chủ yếu là phụ nữ Trung Quốc từ 25 đến 50 tuổi.
Các khóa học phổ biến nhất gồm ngoại giao trên bàn tiệc, cách đi đứng sao cho thanh lịch và cách tạo dáng trang nhã khi chụp ảnh.
Vì nhu cầu của khách hàng ngày càng gia tăng, Rué de Bernadac mới đây đã phát động một chương trình kéo dài 3 ngày có tên là “Elegant Goddess Divine Deportment” (tạm dịch: Nữ thần thanh lịch). Khóa học ngắn ngày này đào tạo cách đi đứng với tư thế đĩnh đạc, cách kết hợp trang sức và phụ kiện, cách tạo dáng tự nhiên với máy ảnh cho học viên.
Hiện tại, khóa học có giá khoảng 990 USD. Ngoài huấn luyện cá nhân, Rué de Bernadac còn hợp tác với các thương hiệu xa xỉ, bao gồm Cartier và Gucci để tổ chức các buổi giao lưu cho các khách hàng của VIP của mình.
Theo Rué de Bernadac, lý do khiến giới thượng lưu Trung Quốc đổ xô đi học cách cư xử như người phương Tây xuất phát từ việc họ muốn hòa nhập với các khách hàng hợp tác trong kinh doanh.
“Họ muốn cảm thấy tự tin, phù hợp với môi trường toàn cầu và khiến các đối tác của họ thoải mái hơn”, Rué de Bernadac chia sẻ.
Lớp học thượng lưu dành cho con em của những tài phiệt Trung Quốc. Ảnh: SCMP. |
Lý do đằng sau xu hướng "sính ngoại"
Yingying Li, người sáng lập công ty tư vấn Yingfluencer và là người điều hành chương trình phát thanh “How China Works” (tạm dịch: Cách thức vận hành của xã hội Trung Quốc), chỉ ra rằng, ở cấp độ văn hóa, giai đoạn hiện nay của Trung Quốc là ở mức độ “mưu cầu được xem trọng”, tức là anh cần phải chi tiêu nhiều hơn để thể hiện cho xã hội thấy sự giàu có và thành đạt của mình.
Ngày nay, tầng lớp thượng lưu ở Trung Quốc đang chuyển dần từ thói quen tiêu thụ sản phẩm sang tiêu thụ các trải nghiệm văn hóa và xã hội, nhưng nhu cầu về địa vị và sự khác biệt vẫn là trọng tâm của tất cả các giao dịch mua bán của giới thượng lưu.
Có những triệu phú Trung Quốc sẵn sàng trả học phí cao ngất trời để học cách cư xử phương Tây. Đối với những người này, mục đích lớn nhất của họ là mong muốn trở thành "công dân toàn cầu tinh tế".