Hơn hai năm sau khi chính quyền Trung Quốc đưa ra các quy định nhằm kiềm chế nội dung "ăn thùng uống vại" hay mukbang trên mạng xã hội, xu hướng này đang âm thầm trở lại, Sixth Tone đưa tin.
Theo một báo cáo của Legal Daily, hơn 30 tài khoản đã tích cực phát livestream ăn uống vô độ, chủ yếu vào quãng nửa đêm, thường kết hợp bán đồ ăn và trò chuyện với khán giả.
Trong những buổi phát trực tiếp như vậy, các influencer ăn rất nhiều loại thực phẩm như bánh bao, mì, gà rán và thịt nướng trong thời gian ngắn. Trang mạng của họ cũng đăng hàng loạt món ăn có màu sắc sặc sỡ, bắt mắt để thu hút người xem.
Trước khi các biện pháp hạn chế được áp dụng vào năm 2021, nhiều người đã thành hiện tượng mạng với khả năng ăn thùng uống vại, thường được gọi bằng biệt danh "Vua bụng to".
Zhang Yumi từng là một trong những "thánh ăn" đời đầu của Trung Quốc. Năm 2016, cô nổi tiếng với những buổi livestream mukbang, lập kỷ lục khi một bữa ăn hết 10 bát cơm dứa, 8 bát bún và 10 phần chân lợn.
Nhưng hiện tại, nếu người dùng tìm kiếm từ khóa "Vua bụng to" hoặc "livestream ăn uống" trên các nền tảng video như Douyin, Kuaishou và Bilibili, thông báo khuyến khích chống lãng phí thực phẩm sẽ xuất hiện. "Trân trọng đồ ăn và nói không với lãng phí" là cụm từ xuất hiện đầu tiên trên trang kết quả.
Theo Legal Daily, khán giả xem các buổi phát trực tiếp về ăn uống đông nhất vào khoảng 12h đêm. Những buổi livestream có nội dung khác nhau, một số kênh tập trung vào việc ăn nhiều, một số kênh khác tạo điểm nhấn bằng cách ăn những món kỳ lạ như ễnh ương, bạch tuộc sống, nhộng tằm...
Livestream ăn uống vẫn là cách hiệu quả để bán hàng, vì vậy nhiều người theo trend này bất chấp lệnh cấm. |
Những kênh này cũng thu về nguồn tiền thông qua các nguồn khác nhau, như quan hệ đối tác mạng đa kênh, quảng cáo hoặc livestream bán hàng.
Một người phát trực tiếp nói với Legal Daily rằng cô có thể kiếm được 15.000 nhân dân tệ (2.340 USD) mỗi tháng, và thực phẩm cô ăn trong buổi livestream thường không liên quan đến sản phẩm cô bán.
"Ăn uống chỉ là một phương tiện để thu hút khán giả, mục tiêu cuối cùng là bán sản phẩm", cô nói.
Trong bối cảnh nội dung mukbang đang rầm rộ trở lại, chính quyền Trung Quốc bắt đầu có các biện pháp để quản lý chặt hơn.
Trong một bài bình luận gần đây, tờ Beijing News ủng hộ cấm livestream vi phạm các tiêu chuẩn đạo đức, nhấn mạnh sự cần thiết phải "làm trong sạch môi trường trực tuyến" và "ngăn chặn Vua bụng to" - những người có ảnh hưởng tham gia vào trao lưu sai trái.
Những video mukbang dễ viral bởi chúng như một cách giải tỏa cơn thèm ăn của người xem, đặc biệt là vào đêm khuya. Chen Jing, cố vấn tâm lý làm việc tại Bắc Kinh, nói: "Mọi người xem video mukbang như một sự bù đắp tâm lý cho việc không thể thưởng thức những bữa ăn thịnh soạn".
Năm 2020, đài truyền hình nhà nước CCTV đã chỉ trích mukbang là trào lưu thúc đẩy lãng phí thực phẩm, nhiều người phát trực tiếp đã giả vờ ăn - bỏ đồ ăn vào miệng và nhai nhưng không nuốt.
Điều này đã thúc đẩy các nền tảng truyền thông xã hội triển khai quy định cụ thể để hạn chế nội dung mukbang và ăn uống vô độ.
Một năm sau, 4 cơ quan chính phủ, bao gồm cả Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, đã đưa ra quy tắc nghiêm cấm rõ ràng các nền tảng video trực tuyến và truyền hình sản xuất, xuất bản hoặc phổ biến nội dung khuyến khích ăn quá nhiều, uống rượu say hoặc lãng phí thực phẩm.
Một số người có ảnh hưởng sau đó đã xóa tài khoản của họ hoặc chuyển từ livestream ăn uống sang review nhà hàng.
Vị trí của cà phê Việt Nam trên bản đồ thế giới
Theo sách Bản đồ thế giới cà phê của James Hoffmann, sản lượng cà phê lớn ở Việt Nam từ thập niên 1990 đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành công nghiệp cà phê toàn cầu. Năm 1990, hàng loạt công ty mới được thành lập ở Việt Nam, trong đó có nhiều công ty tập trung sản xuất cà phê trên quy mô lớn. Sản lượng cà phê Việt Nam tăng gấp đôi trong giai đoạn 1996-2000, tác động lớn đến giá cà phê thế giới. Đến nay, Việt Nam vẫn là quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Dù vậy, tác giả James Hoffmann cho rằng chất không đi với lượng ở thị trường tiềm năng này.