- Thạc sĩ Marketing tại Đại học Derby (Anh)
- Thạc sĩ Tâm lý học tại Đại học Coventry (Anh)
- Tiến sĩ Tâm lý giáo dục tại Đại học Victoria Wellington (New Zealand)
Cho dù là chủ động nghỉ việc hoặc nằm trong danh sách bị sa thải của công ty, nhiều người trẻ có thể trải qua một số trải nghiệm tiêu cực. Không ít người trở nên hoài nghi về năng lực cá nhân, cũng như mơ hồ về đường hướng phát triển sự nghiệp.
Nguồn cơn của "ác mộng"
Theo tôi, có hai lý do khiến việc thất nghiệp trở thành "cơn ác mộng" của nhiều người.
Đầu tiên, thể diện của họ bị đe dọa. Ngoài việc đối diện với những cảm xúc bất ổn bên trong, nhiều người vội lo nghĩ về sự đánh giá, phán xét của người khác đối với mình.
Nỗi sợ mất mặt với bạn bè, người quen đồng trang lứa cũng nằm trong những yếu tố gây ra áp lực tâm lý.
Trong bối cảnh mạng xã hội phát triển, nơi ai cũng muốn khoe về sự nghiệp thành công và cuộc sống viên mãn của mình. Điều này có thể khiến hình thành tâm lý: ai cũng giỏi giang, chỉ mình tôi thất bại.
Thất nghiệp có thể là "cơn ác mộng" của nhiều người. Ảnh minh họa: Antoni Shkraba Production/Pexels. |
Thứ hai, đó là việc cảm thấy bản thân vô giá trị. Cho dù mất việc vì vấn đề chủ quan (ví dụ: không được lòng sếp) hoặc vấn đề khách quan (ví dụ: công ty tái cơ cấu cần cắt giảm nhân sự), chúng ta đều rất dễ nghĩ rằng mình không tài giỏi, tự gạt bỏ nỗ lực và công sức cống hiến cho công ty thời gian qua.
Nghỉ việc cũng là cơn ác mộng cho những người chủ động tìm đến nó. Họ sợ không tìm được một công việc có mức lương thưởng và phúc lợi tương đương hoặc tốt hơn công việc cũ. Với những người không có tham vọng và ngại dấn thân, rời khỏi vùng an toàn là một nỗi sợ rất lớn.
Đó là chưa kể đến nỗi lo phải bắt đầu tất cả lại từ đầu - từ tìm kiếm công việc mới, trải qua các vòng phỏng vấn cho đến hòa nhập với môi trường làm việc mới. Trong quá trình này, tôi cho rằng việc bị nhà tuyển dụng từ chối là điều gây lo lắng nhất. Hãy tưởng tượng, việc bị từ chối 3-5 lần liên tiếp trong quá trình đi xin việc có thể làm sụp đổ sự tự tin của một người.
Đứng trước những nỗi sợ này, một số người có thể cảm thấy chùn tay. Thay vào đó, họ ép mình tiếp tục duy trì công việc hiện tại.
Làm thế nào để bước tiếp?
Xác định lý do nghỉ việc là điều cần thiết để biến chúng thành bước đệm cho quá trình phát triển sự nghiệp tương lai.
Nắm rõ lý do trước khi nghỉ việc là điều cần thiết trước khi rời đi. Ảnh minh họa: iStock. |
Thay vào đó, hãy chủ động hỏi công ty, đặc biệt là sếp quản lý trực tiếp, về lý do. Nếu nguyên nhân nằm ở phía cá nhân, chẳng hạn do thiếu sót một kỹ năng nào đó, hãy vui vẻ tiếp nhận nhằm cải thiện trong tương lai. Nếu lý do khách quan, bạn có thể ngừng tự trách bản thân và vượt qua chướng ngại về mặt tâm lý. Đừng để sự mù mờ thông tin khiến bạn phiền lòng, bận tâm quá lâu.
Phía công ty cũng có thể giúp xoa dịu bớt nỗi căng thẳng cho nhân sự bằng cách chỉ ra ít nhất một ưu điểm, kỹ năng nổi bật, hoặc những cống hiến của họ trong khoảng thời gian làm việc ở công ty. Nhờ đó, nhân viên sẽ tránh việc hoài nghi về năng lực cá nhân, sa vào tâm lý tự trách móc bản thân.
Ví dụ, cấp trên có thể chia sẻ về lý do sa thải nhân viên: “Khả năng giao tiếp tiếng Anh của bạn rất tốt, song kỹ năng đàm phán chưa đạt kỳ vọng của chúng tôi”. Qua đây, ngoài biết rõ lý do bị sa thải, nhân viên nhận ra điểm mạnh, cũng như điểm yếu cần trau dồi của mình trước khi ứng tuyển ở các vị trí tiếp theo.
Bên cạnh đó, hãy cố gắng duy trì thái độ hành xử chuyên nghiệp cả trong và sau những ngày làm việc cuối cùng.
Thay đổi công việc không đồng nghĩa rằng sự nghiệp đến đây đã chấm hết. Ảnh minh họa: Freepik. |
Đương nhiên, lý tưởng nhất là chúng ta biến quyết định thay đổi công việc trở thành bước đệm để tiếp tục leo lên nấc thang sự nghiệp. Nhưng không ít nhân viên cảm thấy khó có thể vượt qua giai đoạn đau khổ này để sẵn sàng bước sang trang mới.
Họ bị nhấn chìm giữa nỗi lo tiền bạc, lòng tự trọng bị tổn thương và cảm giác xấu hổ. Nỗi đau sẽ còn sâu sắc hơn đối với những ai từng xem công việc cũ là toàn bộ cuộc sống của mình. Trong những lúc này, sự quan tâm, động viên khích lệ của gia đình và bạn bè là rất quan trọng.
Ngoài ra, nếu chưa muốn quay trở lại thị trường lao động lúc này, hãy thử sức với công việc tình nguyện xã hội, chăm sóc trẻ em hoặc ngành dịch vụ.
Bên cạnh thay đổi môi trường, họ có thể cảm thấy được ghi nhận công lao ngay lập tức, chẳng hạn một nụ cười cảm ơn hoặc một lời khen ngợi. Những điều này sẽ giúp họ cảm giác rằng là người có giá trị đang làm những việc có ý nghĩa.
Nguồn năng lượng và những giá trị tốt đẹp mà các hoạt động này tạo ra sẽ tiếp sức cho bạn tiếp tục bước sang chương tiếp theo trong sự nghiệp của mình. Chưa kể đến, việc trở thành tình nguyện viên có thể làm sơ yếu lý lịch trở nên đẹp hơn.
AI có cướp đi công việc của chúng ta?
Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.