Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Đi làm ngày lễ 30/4-1/5 tính lương như thế nào

Tiền lương làm bù trong đợt nghỉ 30/4 và 1/5 sẽ cao hơn bình thường, dù vậy, mỗi công ty có cách tính OT riêng.

Người lao động có thể được trả lương cao gấp 3-3,9 lần ngày thường, khi làm việc trong 3 ngày lễ chính. Ảnh minh họa: Phương Lâm.

Ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch năm nay rơi vào ngày 29/4 dương lịch, trùng vào thứ 7. Ngay sau đó, người dân trải qua ngày nghỉ lễ 30/4-1/5.

Vì ngày 29-30/4 là cuối tuần, người lao động được nghỉ bù vào hai ngày đi làm kế tiếp là 2-3/5. Như vậy, kỳ nghỉ sẽ kéo dài từ 29/4 đến 3/5, trong đó có 3 ngày nghỉ lễ chính thức và 2 ngày nghỉ bù.

Do đặc thù của một số ngành nghề, nhiều người lao động vẫn phải làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ dài sắp tới. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ cơ chế hưởng lương khi hoạt động trong quãng thời gian này.

Luật sư Nguyễn Đình Thành, thành viên Đoàn luật sư TP.HCM, trao đổi với Zing cách thức tính lương khi người lao động đi làm trong các ngày lễ, bao gồm ngày nghỉ lễ chính thức và ngày nghỉ bù.

lam viec xuyen le anh 1lam viec xuyen le anh 2
lam viec xuyen le anh 3

Theo Bộ luật Lao động 2019, nhân sự nhận ít nhất 490% nếu làm việc vào ban đêm ngày nghỉ lễ. Ảnh minh họa: Flo Dahm/Pexels.

Lương trong ngày lễ chính thức

Theo luật sư Thành, Điều 98 và Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định nếu đi làm đú˙ng ngày 30/4 và 1/5, ngoài tiền lương ngày nghỉ lễ, người lao động còn được trả thêm lương làm thêm giờ.

Tiền lương làm thêm giờ được xác định theo Điều 98 Bộ luật Lao động như sau:

  • Tiền lương làm thêm ban ngày = 300% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.
  • Tiền lương làm thêm ban đêm = 390% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.

Như vậy, nếu tính cả lương ngày nghỉ lễ, người lao động đi làm ngày 30/4 và 1/5 được trả lương như sau:

  • Làm việc vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương.
  • Làm việc vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương.
lam viec xuyen le anh 4lam viec xuyen le anh 5
lam viec xuyen le anh 6

Nếu làm việc trong ngày nghỉ bù, người lao động nhận lương gấp 2-2,7 lần. Ảnh minh họa: Senivpetro/Freepik.

Lương trong ngày nghỉ bù

Khoản 3, Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn về tiền lương làm thêm giờ trong ngày nghỉ bù như sau:

“Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hàng tuần sẽ được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần”.

Như vậy, người lao động đi làm vào ngày nghỉ bù dịp lễ sẽ được trả lương làm thêm giờ như trường hợp làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần.

Theo đó, tiền lương mà người lao động được nhận khi đi làm vào ngày nghỉ bù sẽ được tính như sau:

  • Tiền lương làm thêm ban ngày = 200% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.
  • Tiền lương làm thêm ban đêm = 270% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.
lam viec xuyen le anh 7lam viec xuyen le anh 8
lam viec xuyen le anh 9

Nhiều công ty có chế độ, quy định riêng về lương đối với nhân sự đi làm trong ngày nghỉ lễ. Ảnh minh họa: Elina Sazonova/Pexels.

Nhiều công ty có chế độ riêng

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp có quy định lương, thưởng riêng cho những nhân sự làm việc trong ngày nghỉ lễ. Chế độ này có thể không tương đương (nhiều hơn hoặc ít hơn) so với quy định từ Bộ luật Lao động 2019.

Chia sẻ với Zing, chuyên viên hành chính nhân sự (HR) của một công ty thuộc mảng F&B (Food and Beverage - kinh doanh ẩm thực) tại TP.HCM cho rằng đặc thù của ngành này là hoạt động xuyên suốt các kỳ nghỉ lớn nhỏ.

Trước mỗi đợt lễ, bộ phận nhân sự chủ động gửi thông báo cụ thể về các ca làm việc cùng chế độ lương, đãi ngộ cho quản lý các nhà hàng trực thuộc.

“Dịp này, nếu đi làm trong 29 (giỗ tổ Hùng Vương), 30/4 và 1/5, nhân viên công ty tôi sẽ được tính 200% lương cho mỗi ngày công, kèm theo 2 ngày nghỉ bù sau đó.

Những nhân sự có ca làm trong ngày 2, 3/5 (ngày nghỉ bù) sẽ chỉ được tính thù lao như bình thường. Song, họ vẫn được cấp thêm 1 ngày nghỉ”, người này chia sẻ.

Trong khi đó, chuyên viên nhân sự của một công ty truyền thông tại Hà Nội khẳng định mọi thông tin liên quan đến vấn đề nghỉ lễ đã được thống nhất trong quy định chung.

Thực tế, đơn vị của anh không khuyến khích nhân viên làm việc trong dịp này nhằm hạn chế trả thù lao tăng cường. Tuy vậy, một số đội nhóm vẫn làm theo yêu cầu từ cấp trên, nhận lương theo quy định công ty.

“Nhân sự làm việc trong đợt nghỉ sẽ được tính lương theo phê duyệt của Giám đốc, cụ thể là gấp 3 bình thường. Tuy nhiên, họ sẽ không có chế độ thưởng thêm hay ngày nghỉ bù như một số công ty khác”, anh cho biết.

Để công việc không chen chân vào ngày nghỉ lễ

Kỳ nghỉ lễ khó trọn vẹn khi chúng ta phải loay hoay với các đầu việc còn tồn đọng. Để thực sự được nghỉ ngơi, hãy lập danh sách nhiệm vụ, phân loại ưu tiên và ủy quyền nếu cần.

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.

Lam viec voi sep kho tinh hinh anh

Làm việc với sếp khó tính

0

Cuộc sống công sở sẽ dễ chịu hơn khi nhân sự chủ động tìm hiểu phong cách làm việc của sếp ngay từ đầu và giải quyết bất đồng với thái độ thiện chí.

Hoàng Kỳ

Bạn có thể quan tâm